Chế độ dinh dưỡng dành cho người tai biến mạch máu não

Dinh dưỡng dành cho người tai biến mạch máu não

Đột qụy não là một dạng tổn thương do lượng máu cung cấp cho não đột ngột bị gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn. Nguyên nhân của đột qụy chủ yếu do tình trạng xơ vữa mạch máu diễn biến âm thầm, ngăn chặn sự lưu thông tuần hoàn của máu. Hậu quả của tai biến thường là người bệnh sẽ tàn phế hoặc bị liệt một phần cơ thể, thậm chí là tử vong. Bởi vậy sau khi điều trị tai biến mạch máu não thành công, ngoài việc giúp đỡ người bệnh tập luyện, còn cần chú ý đến thực đơn ăn uống, vừa giúp cơ thể chóng bình phục, vừa giúp phòng tránh tai biến xảy ra lần 2 sẽ để lại di chứng nặng nề hơn.

Dinh dưỡng dành cho người tai biến mạch máu não
Dinh dưỡng dành cho người tai biến mạch máu não

Nhu cầu dinh dưỡng đối với người tai biến mạch máu não

Chế độ ăn uống đối với người hậu tai biến thực sự rất quan trọng, do tiềm ẩn các mảng xơ vữa trong cơ thể vẫn còn tồn tại, đe dọa người bệnh tái phát bệnh tiếp theo, khi đó cơ thể hoàn toàn không còn khả năng kháng cự sẽ dẫn tới kết cục đáng tiếc. Vì thế, ăn uống, tập luyện và tinh thần ở giai đoạn phục hồi cần được chú tâm, để nhanh chóng hồi phục tổn thương và cản trở nguy cơ tái bệnh.

  1. Ăn đa dạng các loại thức ăn

Thay vì chiều bệnh nhân ăn uống theo sở thích, chỉ ăn một loại hoặc không ăn món này món kia, cần đảm bảo cung cấp đủ các chất thiết yếu. Mỗi loại thực phẩm đều sẽ có những giá trị dinh dưỡng khác nhau, có những vai trò khác nhau với sự phục hồi sau đột qụy. Do vậy thực đơn mỗi ngày cần đa dạng, từ chất đạm, chất béo, đến vitamin và khoáng chất.

  1. Kiểm soát khẩu phần ăn

Ở giai đoạn đầu hậu tai biến mạch máu não, thường người bệnh chỉ nằm liệt 1 chỗ, hoặc nếu có di chuyển hay vận động cũng rất hạn chế, do đó tiêu tốn rất ít năng lượng. Khẩu phần ăn ở người bệnh vì thế cần được xây dựng và theo dõi lượng calo nạp vào, không để dư thừa quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì làm thúc đẩy tai biến tái diễn.

Tổng mức năng lượng mỗi ngày người bệnh cần là khoảng 30 – 35 kcal/kg cân nặng. Người nhà có thể tham khảo thực đơn dưới đây để vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng vừa kiểm soát cân nặng cho người bệnh.

  • Lượng đạm: giữ ở mức tối đa 0,8g/ kg cân nặng/ngày. Nếu bệnh nhân có kèm suy thận thì lượng đạm cần giảm, chỉ giữ ở 0,4 – 0,6g/kg cân nặng/ ngày. Ưu tiên đạm thực vật từ đỗ, đậu tương, đậu phụ và đạm động vật có trong cá biển, thịt nạc thăn, sữa.
  • Lượng chất béo: giữ ở mức 25 – 30g/ ngày, trong đó 1/3 chất béo động vật, 2/3 chất béo thực vật ở lạc, vừng, đậu, hạt hướng dương). Ngoài ra các loại dầu thực vật có chứa các axit béo có khả năng hòa tan các huyết khối ở trong lòng mạch máu, giảm nguy cơ đột qụy.
  • Vitamin và khoáng chất: là nhóm chất hỗ trợ rất tốt trong điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu, đặc biệt là kali nằm nhiều trong các loại rau củ, hoa quả tươi và sữa. Do vậy người bệnh cần ăn ít nhất 5 loại rau củ quả mỗi ngày. Trung bình một quả chuối có 400mg kali tương đương với 1 cốc nước cam hoặc 1 củ khoai tây, trong khi đó người tiêu thụ dưới 1.500mg kali/ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% đối với người tiêu thụ 2.300mg kali/ngày.
  • Acid folic: cần đảm bảo người bệnh thu nạp ít nhất 300 mcg/ngày sẽ giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% bệnh tim so với người chỉ dùng dưới 136 mcg/ngày. Acid folic có mặt ở các loại quả vị chua, rau xanh màu đậm, ngũ cốc và các sản phẩm từ gạo, có vai trò giảm huyết áp và mỡ máu xấu, chống xơ vữa động mạch.
  • Chất xơ: đối với người tai biến không chỉ kiểm soát lượng cholesterol còn cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa, tim mạch và cân nặng tuyệt vời. Lượng chất xơ cần được bổ sung theo độ tuổi như sau:
      • Nam giới dưới 50 tuổi: 38 gram/ngày.
      • Nữ giới dưới 50 tuổi: 25 gram/ngày.
      • Nam giới trên 50 tuổi: 30 gram/ngày.
      • Nữ giới trên 50 tuổi: 21 gram/ngày.
Những thực phẩm tốt cho sức khỏe người tai biến mạch máu não
Những thực phẩm tốt cho sức khỏe người tai biến mạch máu não
  1. Cách chế biến món ăn dành cho người tai biến mạch máu não

Đối với bệnh nhân tai biến, chế biến món ăn cần lưu ý các yêu cầu sau:

  • Ưu tiên các món ăn hấp, luộc. Tránh nêm nếm đồ ăn nhiều mắm muối, dầu mỡ không tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Nên nấu các món ăn dạng mềm, dễ hấp thụ, tốt cho tiêu hóa như cháo, súp, sữa. Một số bệnh nhân bị tai biến di chứng sang liệt cơ hầu họng, nên khi ăn dễ bị ho sặc, nên chú ý đút 1 lượng thức ăn vừa phải, tần suất giữa các lần đút đảm bảo người bệnh đã nuốt và nhiệt độ của món ăn vừa phải không gây khó chịu.
  • Nên lựa chọn thực phẩm tươi sạch, không chứa chất bảo quản khi nấu nướng cho người tai biến. Không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp chứa lượng muối natri lớn gây hại cho huyết áp, và gây tích trữ nước.

Một số câu hỏi thường gặp khác khi chăm sóc cho người tai biến mạch máu não

Chăm sóc người tai biến là một quá trình kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì của cả người chăm và người được chăm sóc, cân bằng giữa việc tập luyện và ăn uống sẽ giúp người bệnh vượt qua được rào cản tâm lý, thể chất, sớm khôi phục lại thể trạng ban đầu. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:

  1. Uống gì để phòng đột qụy

Ngoài việc ăn gì, thì uống đúng loại đúng cách cũng là một phương thức hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ đột qụy:

  • Nước lọc: Không chứa đường và calo nên nước lọc luôn là lựa chọn hàng đầu để duy trì sức khỏe, tăng điện giải, trao đổi chất cho mọi đối tượng.
  • Nước ép trái cây/sinh tố: Cung cấp một lượng dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên đối với người tai biến hoặc để phòng tai biến, nên lựa chọn các loại quả có tính chua như cam, bưởi, ổi, bơ,…; hạn chế uống các loại quả quá ngọt hoặc cho thêm đường vào nước ép/sinh tố để tránh tăng lượng đường trong máu. Tiểu đường cũng là 1 trong những nguy cơ gia tăng xơ vữa động mạch và tai biến.
  • Nước ép rau củ: Tương tự như nước ép trái cây thì nước ép từ các loại rau củ cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ có lợi. Lưu ý duy nhất khi uống nước ép rau củ là nên chọn rau củ tươi và không cho thêm đường. Một số công thức nước ép rau củ hiệu quả như: nước ép cần tây; cải xoăn; hỗn hợp dưa chuột- chanh,…
  • Sữa: sữa chứa nhiều canxi và acid folic cần thiết, nên có thể uống 1 cốc mỗi ngày, nên chọn các loại sữa nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo.
  • Tinh dầu thông đỏ Royal: được các chuyên gia y tế công nhận về khả năng ổn định lượng đường và giảm mỡ trong máu, trước tiên phòng tránh đái tháo đường và mỡ máu; sử dụng đều đặn và lâu dài giúp hỗ trợ làm tan các mảng xơ vữa tích tụ lâu ngày, duy trì máu lưu thông đều đặn, phòng ngừa tai biến – đột qụy.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh vẫn đang được yêu cầu uống thuốc điều trị, cần uống đúng giờ, đủ liều để có kết quả trị liệu tốt nhất.

Tinh dầu thông đỏ chính phủ Hàn Quốc - Royal Korean Red Pine
Tinh dầu thông đỏ chính phủ Hàn Quốc – Royal Korean Red Pine
  1. Người tai biến cần kiêng gì

Xét các nguyên nhân tạo các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, và cản trở quá trình lưu thông mạch gây đột quỵ, thì chủ yếu là do các loại axit béo bão hòa LDL và các chất độc hại khác. Do vậy đối với người tai biến mạch máu não nên tránh các loại thực phẩm sau:

  • Rượu bia, các chất kích thích, cà phê, thuốc lá, thuốc lào.
  • Thực phẩm chứa axit béo bão hòa có trong thịt đỏ (cừu, bò, dê, heo); nội tạng động vật (lòng, dồi, gan).

Ngoài ra chú ý hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ xào nấu, chiên rán càng nhiều càng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *