Các mối nguy đến từ hạ đường huyết

Tinh dầu thông đỏ chính phủ: Kiểm soát đường huyết, cân bằng cuộc sống

Hầu hết mọi người đều xem nhẹ các triệu chứng hạ đường huyết thông thường, vì cho rằng chỉ cần nghỉ ngơi và ăn một chút đồ ngọt là cơ thể lại trở về trạng thái bình thường. Tiếc rằng sự quá chủ quan và coi thường sức khỏe như vậy sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc về sau.

Các triệu chứng điển hình của hạ đường huyết

Chắc hẳn mỗi người ít nhiều cũng sẽ có một lần trong đời bị tụt đường huyết, và sẽ xuất hiện các triệu chứng kinh điển như sau:

Dấu hiện điển hình khi đường huyết bị tụt
Dấu hiện điển hình khi đường huyết bị tụt
  • Chân tay run rẩy.
  • Đau nhức đầu, hơi chóng mặt, và choáng đầu.
  • Mắt mờ.
  • Toát mồ hôi.
  • Tim đập nhanh, mạnh.
  • Cảm giác bồn chồn, lo âu, cùng cơn đói réo bụng.
  • Tê tay hoặc chân.

Lúc này nếu có dụng cụ đo đường huyết, thì chắc chắn lượng đường trong máu đang ở dưới mức 3,9mmol/L (cơ thể bình thường ổn định chỉ số đường huyết nằm trong ngưỡng 3,9 mmol/L đến 6,4 mmol/L).

Tuy nhiên trên đây chỉ là những triệu chứng nhẹ báo hiệu não bộ đang không nhận đủ glucose làm nguồn năng lượng chính để thực hiện các hoạt động bình thường của cơ thể. Do đó khi xảy ra các biểu hiện như trên, người bệnh ngay lập tức nghỉ ngơi và bổ sung thực phẩm có chứa đường hoặc vị ngọt, sẽ nhanh chóng hồi phục lại trạng thái khỏe mạnh như chưa có gì xảy ra.

Vậy khi nào thì hạ đường huyết trở nặng và nguy hiểm đến tính mạng ? Đó là khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, người bệnh lại có tiền sử rối loạn chuyển hóa đường huyết, và dần mất đi ý thức, bị ngất hay hôn mê, lên cơn co giật. Lúc này điều cần làm ngay lập tức là liên hệ cơ sở y tế và khẩn trương đưa người bệnh đi cấp cứu để kịp thời chữa trị.

Nguyên nhân chính của hạ đường huyết

Đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc bệnh lý giảm đường huyết, từ đó đưa ra phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả, các bác sĩ chia nhóm nguyên nhân gây bệnh làm 2 nhóm chính: là hạ đường máu do đái thường và hạ đường máu không do đái tháo đường.

  1. Hạ đường máu do đái tháo đường

Đây là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất ở bệnh nhân bị tụt đường huyết có kèm bị mắc tiểu đường. Ở trường hợp này, người bệnh dễ bị mất cân bằng giữa các hormone insulin và glucagon nên chỉ số đường huyết thường không ổn định, dẫn đến hiện tượng giảm đường máu đột ngột.

Đặc biệt giảm đường máu sẽ còn xảy ra liên tục, nhiều hơn và nguy hiểm hơn nếu:

  • Người bệnh tiêm insulin quá liều hoặc uống thuốc tiểu đường bừa bãi không theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Người bệnh ăn uống không đúng bữa, ăn uống quá kiêng khem khiến cơ thể bị đói, thiếu dinh dưỡng.
  • Người bệnh uống quá nhiều bia rượu hay đồ uống có cồn.
Nguyên nhân gây tụt đường huyết
Nguyên nhân gây tụt đường huyết
  1. Hạ đường máu không do đái tháo đường

Nếu như hạ đường máu do đái tháo đường thường liên quan đến tác dụng phụ của thuốc tiểu đường trong quá trình điều trị thì hạ đường máu không do đái tháo đường lại liên quan đến biến chứng rối loạn hay suy giảm chức năng ở gan, thận, tuyến giáp và tuyến thượng thận.

Mặc dù ở trường hợp này các ca mắc phải không nhiều nhưng có xảy ra. Ngoài ra thì với những người có tiền sử thường xuyên sử dụng bia, rượu, chất độc hại cũng rất dễ bị tụt đường huyết bất chợt do thực phẩm chứa cồn gây tổn thương cho gan, thận; đồng thời cản trở quá trình tân tạo đường của cơ thể khiến cơ thể bị thiếu hụt lượng đường glucose cần thiết.

Cảnh báo nguy cơ tổn hại sức khỏe do hạ đường huyết

Sở dĩ nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng nhẹ của giảm đường huyết, trừ trường hợp người bệnh có tiền sử đái tháo đường hoặc trở nặng mới can thiệp y tế và hỗ trợ từ bác sĩ. Nhưng í tai biết rằng, bất kì một dấu hiệu khác thường nào của cơ thể đều là những tín hiệu cảnh báo những mối huy tổn hại sức khỏe.

Với người thường xuyên bị tụt đường huyết mà không thăm khám hay áp dụng các biện pháp cải thiện tình trạng đường máu, sẽ dễ gặp phải các nguy cơ sau:

  • Tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ do các tổn hại thiếu hụt glucose ảnh hưởng sâu sắc tới não bộ.
  • Tăng nguy cơ suy nhược cơ thể do thiếu glucose, cơ thể bị suy giảm năng lượng làm ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày.
  • Tăng nguy cơ bị va chạm, tai nạn, chấn thương trong trường hợp bị hạ đường máu đột ngột khi đang đi xe trên đường, làm tay chân run, không làm chủ được bản thân nên bị ngã, ngất xỉu.
  • Tăng nguy cơ bị hạ đường máu vô thức.
  • Tăng nguy cơ bị giảm đường trong máu trở nặng như hôn mê sâu, mất ý thức, bị co giật.

Như vậy mặc dù khởi điểm của hạ đường huyết trong máu các biểu hiện rất nhẹ và rất dễ tự xử lý, phục hồi tại nhà, nhưng không nên để hiện tượng này xảy ra thường xuyên đặc biệt với người có bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn chuyển hóa. Cần thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng sức khỏe, sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ và quan trọng hơn là thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày.

Phòng ngừa bệnh hạ đường huyết
Phòng ngừa bệnh hạ đường huyết

Phòng ngừa hiện tượng hạ đường huyết như thế nào

Từ các nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh hiện tượng sụt giảm đường huyết gây khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, nên áp dụng các hướng dẫn sau:

  • Đối với người đang mắc đái tháo đường

+ Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tiểu đường và tiêm insulin theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Khi thay đổi loại thuốc cần theo dõi tình trạng sức khỏe, điểm bất thường của cơ thể và thông báo cho bác sĩ phụ trách, không tự ý thay đổi hay sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

+ Luôn theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên và thực hiện tổng quát sức khỏe định kỳ.

+ Thực hiện chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường, chia nhiều bữa phụ trong ngày, nên ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Không nên lùi giờ ăn và bỏ lỡ bữa ăn, không nên kiêng khem quá mức. Tuyệt đối không uống bia rượu.

+ Luôn mang thêm kẹo theo người mỗi khi đi ra ngoài đề phòng bị tụt đường huyết đột ngột.

  • Đối với người không mắc đái tháo đường: nếu tình trạng giảm đường huyết diễn ra nhiều lần cần được kiểm tra y tế, loại bỏ các yếu tố làm sụt giảm đường máu

Ngoài ra để cải thiện sức khỏe nói chung mỗi người cần cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày, ăn ngủ điều độ, rèn luyện thân thể mỗi ngày. Bên cạnh đỏ để phòng nừa hạ đường máu, nên bổ sung thực phẩm hỗ trợ như Tinh dầu thông đỏ Royal Korean Red Pine.

Đây là sản phẩm được công nhận bởi nhiều chuyên gia sức khỏe và các tổ chức y tế tại Hàn Quốc về năng lực cân bằng và ổn định lượng đường trong máu, hiệu quả trong cả phòng ngừa đái tháo đường và hạ đường huyết. Liều dùng được khuyến khích là tối thiểu 2 viên/ngày, uống 2 đợt một năm. Tuy nhiên đây không phải là thuốc không thể thay thế chữa bệnh.

Hiện nay tinh dầu thông đỏ Royal đang được phân phối bởi hệ thống đại lý chính hãng tại Việt Nam, cam kết bảo hành 1 đổi 1 và hoàn trả miễn phí nếu phát hiện hàng giả, kém chất lượng. Đây cũng thương hiệu thông đỏ đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch với mức giá ổn áp, chất lượng được bảo trợ bởi Chính Phủ Hàn Quốc, sử dụng nguồn nguyên liệu cao cấp nhất. Để tham khảo sản phẩm và được tư vấn, khách hàng có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:

Bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng tinh dầu thông đỏ chính phủ Hàn Quốc
Bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng tinh dầu thông đỏ chính phủ Hàn Quốc

Địa chỉ đại lý phân phối tinh dầu thông đỏ chính phủ Hàn Quốc Royal Korean Red Pine nhập khẩu chính ngạch.

  • Trung tâm Tinh dầu thông đỏ – 78 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Website: https://thongdoroyal.com/
  • Hotline tư vấn 24/24: 1900 8888 56

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *