Mục Lục
Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam có khoảng 200,000 người mắc tai biến mạch máu não mỗi năm với tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 50%, còn lại ít nhiều để lại các di chứng ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh đến cuối đời. Mặc dù những cơn tai biến diễn ra rất nhanh và đột ngột, nhưng trước đó đều sẽ có những dấu hiệu tai biến cảnh báo nguy cơ, nhưng thường bị người bệnh lơ là và chủ quan mà bỏ lỡ đi mất cơ hội vàng chữa trị.
Những dấu hiệu tai biến thường gặp
Trong số những biểu hiện dưới đây, người bệnh có thể chỉ gặp 2 hoặc 3 triệu chứng cùng lúc, những triệu chứng này có thể chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất ngay lập tức khiến bản thân người bệnh không hề nhận ra nguy cơ tiền phát bệnh.
-
Những cơn thiếu máu não thoáng qua gây đau đầu
Người bệnh tiền tai biến chắc chắn sẽ nhận ra những cơn đau đầu, hoa mắt thoáng qua, hoặc tự dưng thấy chóng mặt bất chợt, rồi tự hết và trở lại trạng thái bình thường. Thực tế điều này báo hiệu rằng, vùng não đang bị gián đoạn đột ngột do thiếu dưỡng chất và oxy từ máu cung cấp. Nhưng nhiều người lại lầm tưởng với những cơn đau đầu khác mà bỏ qua dấu hiệu tai biến. Một số trường hợp người bệnh còn có những cơn đau dữ dội kèm cảm giác buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu.
Nếu những cơn đau đầu hoặc tần suất bị hoa mắt chóng mặt diễn ra nhiều lần và thường xuyên, cần nghiêm túc theo dõi và thăm khám để kiểm tra. Hoặc những người có tiền sử và nguy cơ tai biến như các huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cần uống thuốc đầy đủ, đúng giờ và theo dõi biến chứng tại cơ sở y tế uy tín.
-
Rối loạn thị giác
Tương tự với triệu chứng thiếu máu não thoáng qua gây tình trạng đau đầu, việc não thiếu máu đột ngột cũng tác động đến chức năng thị giác trong thời gian ngắn. Điều này khiến mắt trở nên suy yếu và rối loạn, bị mờ hoặc nhòe đi một chốc lát và tự biến mất, nên người bệnh chắc có lẽ cũng không ngờ tới bản thân đang có nguy cơ tai biến mạch máu não.
-
Khó khăn trong giao tiếp
Lượng máu cung cấp thiếu cho não cũng làm ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ. Vì vậy, người tiền tai biến và sau tai biến đều gặp khó khăn trong việc giao tiếp, phát âm, diễn đạt câu chữ, hoặc không thể nói chuyện, không hiểu người khác nói gì.
-
Ngáp nhiều
Tưởng chừng việc ngáp ngủ chỉ là một dấu hiệu của cơn buồn ngủ hay ngái ngủ. Tuy nhiên nếu việc ngáp ngủ xảy ra liên tục kể cả người bệnh đã được ngủ đủ giấc, thì cần thận trọng bởi theo các nhà nghiên cứu, ngáp ngủ là một dấu hiệu cảnh báo về xơ vữa động mạch, thiếu sắt hay rối loạn đường huyết, khiến khả năng vận chuyển oxy lên não giảm sút làm cơ thể bị mệt mỏi, dẫn đến hiện tượng ngáp, buồn ngủ.
-
Méo mặt hoặc méo miệng
Đây có lẽ là dấu hiệu tai biến rõ ràng nhất và dễ phát hiện nhất. Não bị thiếu máu tác động lập tức đến các cơ và dây thần kinh số VII điều khiển cơ mặt bị tê liệt. Gương mặt người bệnh trở nên ủ rũ, buồn bã, khi người bệnh cười, mặt và miệng bị méo bị lệch.
-
Suy yếu một số cơ quan, bộ phận
Bên cạnh khả năng ngôn ngữ, thị giác và gương mặt thì tay và chân có thể là 2 cơ quan có phản ứng rõ rệt nhất với triệu chứng của việc thiếu máu não. Nếu vùng não bên trái bị tổn thương thì cử động của tay hoặc chân bên phải sẽ chịu sự ảnh hưởng như bị tê bì, khó cử động theo ý muốn, hoặc có thể bị liệt Ngược lại vùng não bên phải bị tổn thương thì tay trái và chân trái sẽ bị suy giảm chức năng. Nếu nghi ngỡ người bệnh đang khởi phát tai biến, có thể yêu cầu họ giơ cao hai tay, nếu họ không làm được mà 1 bên tay bị buông thõng thì khẩn cấp đưa tới cơ sở y tế để điều trị.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như nấc cụt liên tục hoặc cảm thấy khó thở, tim đập nhanh với tần suất diễn ra liên tục thì cũng nên nghi ngờ tới nguy cơ tai biến thay vì bỏ qua nó mà dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của não và tình trạng tai biến, các biểu hiện trên có thể xảy ra ít hoặc nhiều, tuy nhiên đối với người tiểu đường, mỡ máu hay huyết áp cao có nguy cơ tai biến cao hơn cần cẩn trọng nhiều hơn và có phương pháp dự phòng tai biến tốt hơn.
Cần làm gì khi người thân xảy ra những dấu hiệu tai biến
Sau khi xác nhận người bệnh có khả năng và nghi ngờ bị tai biến, người nhà cần thật sự bình tĩnh và xử trí theo tiêu chí “nhanh và chính xác”. Giai đoạn vàng sau 3-5 tiếng tai biến, khả năng chữa trị và phục hồi của người bệnh rất cao, nên cần thật thực hiện các bước sau:
- Gọi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
- Đặt người bệnh nằm bề mặt phẳng, tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo, không di chuyển hoặc nắn bóp chân tay người bệnh nếu thấy người bệnh có dấu hiệu bị liệt, cốt lõi xảy ra ở não chứ không phải ở chân tay.
- Nếu bệnh nhân vẫn tỉnh táo có thể để họ tự điều chỉnh tư thế nằm. Nếu bệnh nhân xuất hiện thêm tình trạng co giật hay nôn mửa, để họ nằm nghiêng tránh sặc chất nôn gây tắc nghẽn đường thở.
- Không tự ý sơ cứu hay sử dụng thuốc tai biến hay thực phẩm được quảng cáo có thể chữa trị tai biến mà chưa được sự cho phép của bác sĩ hay chưa biết nguyên nhân tai biến. (Ví dụ như việc sử dụng an cung dành cho người tai biến chỉ có tác dụng trong trường hợp người bệnh bị cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, trường hợp người bệnh bị xuất huyết mạch máu, uống an cung làm tình trạng nguy hiểm hơn, khả năng tử vong cao hơn).
Cách phòng tránh dấu hiệu tai biến
Thay vì để tai biến xảy đến hay tái phát thì cách tốt nhất là áp dụng chế độ ăn uống phòng tránh mỡ máu và các cục máu đông, chống loãng máu bao gồm:
- Các loại trái cây giàu kali và vitamin C như chuối, cam, bưởi ngừa sự hình thành các huyết khối ở nội mô và mạch máu
- Các loại hạt, ngũ cốc như hạnh nhân óc chó giàu chất béo lành mạnh, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể vừa ngăn ngừa đột qụy.
- Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ và axit folic, đặc biệt các loại rau màu xanh đậm như súp lơ tăng tuần hoàn máu, giảm cholesterol.
- Thay thế các loại dầu ăn hàng ngày bằng dầu mè, dầu đậu nành tốt cho tim mạch, chứa nhiều chất béo bão hòa ngăn chặn hình thành cục máu đông.
- Hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ nhiều muối, nhiều đường và các chất béo có trong thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà.
- Bổ sung thực phẩm có khả năng kiểm soát và cân bằng lượng đường trong máu ví dụ như tinh dầu thông đỏ chính phủ Royal Korean Red Pine định kì 1 năm 2-3 đợt. Đồng thời tinh dầu thông đỏ còn giúp hòa tan các mỡ máu tích tụ ở thành mạch máu, giúp máu lưu thông tuần hoàn tới các cơ quan và não, phòng tránh nguy cơ tai biến mạch máu não, khắc phục nguy cơ xơ vữa thành mạch máu.
Bên cạnh đó, tập luyện thể thao, tăng cường vận động cũng cần được khuyến khích giúp tăng cường trao đổi chất, giải phóng năng lượng xấu, thu nạp năng lượng tốt để có cơ thể và tâm trí khỏe mạnh bền vững, đẩy lùi mọi bệnh tật. Đối với người đã từng bị tai biến có kinh nghiệm quan sát các dấu hiệu tai biến cũng không nên lơ là mà cần tầm soát sức khỏe thường xuyên để ngừa bệnh tái phát sẽ khó phục hồi hơn.