Mục Lục
Cơ thể mỗi con người đều có một cơ chế đông máu có tác dụng làm cầm máu khi xuất hiện các chấn thương hay vết cắt gây chảy máu, đây vốn dĩ là một cơ chế tốt, có lợi nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nếu các cục máu đông này không tự tiêu mà làm hẹp đường đi của máu, gây ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan xung quanh. Vì vậy tìm hiểu nguyên nhân, quá trình hình thành và các nguy cơ của huyết khối sẽ giúp người bệnh phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Cục máu đông (huyết khối) là gì ?
Chúng được xác định là kết quả của quá trình đông máu, khi cơ thể gặp tổn thương ở bề mặt da, các huyết khối có hình dạng như khối thạch sẽ có vai trò cầm máu, khiến máu ngưng chảy. Ngoài ra chúng còn có thể liên quan tới tình trạng các mảng xơ vữa ở mạch máu bị bong vỡ, làm kích hoạt chế độ đông máu, tạo thành những khối huyết gây tắc nghẽn trong lòng mạch máu. Cấu trúc của huyết khối gồm các tế bào máu, protein và fibrin.
Các khối huyết này có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trong cơ thể như tay chân, động mạch và các tĩnh mạch. Đa phần nếu huyết khối hình thành do cơ chế đông máu thì sau khi vết thương lành lặn, huyết khối sẽ tự động phá hủy cấu trúc và biến mất. Một số ít trường hợp đặc biệt có thể do đề kháng kém hoặc do lão hóa, cơ thể bị suy giảm chức năng, hoặc do lượng cholesterol tích lũy quá lớn tạo nhiều mảng bám xơ vữa, khối máu đông không thể tự tiêu hủy mà tồn tại trong mạch máu gây ách tắc, dẫn đến các nguy cơ biến chứng bệnh lý về tim mạch, não bộ và tai biến.
Nguyên nhân và các giai đoạn phát triển của cục máu đông
Tổng quan lại về nguyên nhân hình thành huyết khối gồm có 3 yếu tố chính như sau:
- Bề mặt da bị tổn thương, thành mạch máu bị vỡ, hoạt động đông máu được kích hoạt, các chất ở thành mạch tiếp xúc với máu kết lại thành các khối ngăn máu chảy ra ngoài.
- Do các mảng xơ vữa trong lòng động mạch bị vỡ. (kết cấu của các mảng bám này gồm cholesterol, lipid trong tế bào máu, các tế bào viêm và cặn canxi).
- Do có sự di chuyển bất thường của dòng máu, khi đó rung tâm nhĩ cùng với huyết khối tĩnh mạch sau sẽ tạo thành khối máu đông.
Tiếp đó, để có thể tạo thành cục máu đông, cơ thể phải trải qua một chuỗi các phản ứng hóa học gồm 4 bước.
Giai đoạn 1: Hình thành nút tiểu cầu
Ở cơ thể bình thường, mạch máu ổn định tiểu cầu tự do di chuyển trong lòng mạch. Ngay khi cơ thể gặp chấn thương, nội mạc mạch máu bị tác động, tiểu cầu sẽ có xu hướng di chuyển lên vùng đang bị tổn thương, tự gắn kết nhau lại tạo thành những nút tiểu cầu bịt vết thương không gây rò rỉ máu.
Giai đoạn 2: Phát triển huyết khối
Sau khi nút tiểu cầu được thiết lập ở vị trí tổn thương, chế độ hoạt hóa được thực hiện cùng cơ chế đông máu kéo theo các phản ứng tiếp diễn tạo thành một khối sợi tơ huyết fibrin vững chắc để giữ tế bào hồng cầu không bị rò rỉ qua kẽ hở vết thương, khối sợi Fibrin này chính là cục máu đông.
Giai đoạn 3: Ức chế sự phát triển huyết khối
Sau khi các khối máu đông hoàn thành vai trò cầm máu của chúng, nếu tiểu cầu tiếp tục tụ lại và mở rộng mạng lưới khối sợi fibrin, huyết khối sẽ ngày càng lớn dần và cản trở đường máu lưu thông. Lúc này một số protein khác xuất hiện đảm nhận nhiệm vụ ức chế sự phát triển của khối máu đông.
Giai đoạn 4: Huyết khối tiêu tan
Ngay khi cơ thể phục hồi vết thương, não bộ nhận được tín hiệu và lập tức giải phóng enzyme có khả năng làm tan các huyết khối, chúng sẽ bị hòa tan dần, tiểu cầu và các tế bào máu khác được giải phóng trở về trạng thái bình thường.
Mặc dù cơ chế hoạt động của các khối đông máu tự xuất hiện và tự biến mất, nhưng sẽ có các trường hợp chúng không thể tự giải quyết, khiến huyết khối làm hẹp, tắc nghẽn mạch máu, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy những trường hợp nào thì có nguy cơ tồn tại các huyết khối cao hơn.
Đối tượng có nguy cơ dễ bị các cục máu đông
Như đã nói ở trên, dựa vào nguyên nhân cũng như giai đoạn phát triển của khối huyết, một cơ thể bất thường sẽ tạo điều kiện cho khối huyết phát triển ngày càng lớn mạnh thay vì tự tiêu hủy. Dưới đây là những đối tượng dễ bị các khối máu đông làm ảnh hưởng tới sức khỏe:
- Người bị béo phì, bị rối loạn lipid, có hàm lượng cholesterol xấu hay mỡ trong máu quá cao.
- Người mặc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.
- Người gặp vấn đề về tim mạch như hẹp mạch máu, giãn tĩnh mạch, rung nhĩ.
- Người cao tuổi ngoài 50 tuổi nguy cơ huyết khối càng tăng dần tỉ lệ thuận với tuổi tác.
- Người sinh hoạt ít lành mạnh, ăn uống thiếu cân bằng dinh dưỡng, sử dụng nhiều rượu bia và thuôc lá, ít vận động rèn luyện thân thể.
- Gia đình có di truyền về các khối huyết bất thường.
Những biểu hiện điển hình của cục máu đông
Bệnh lý huyết khối tồn tại trong cơ thể là một tình trạng sức khỏe báo động bởi chúng có thể di chuyển tới các vị trí động mạch quan trọng, gây tắc nghẽn mạch máu lưu thông ở tim thì gây nhồi máu cơ tim; tắc ở não thì gây đột qụy; tắc ở tĩnh mạch tay chân thì có thể biến chứng ở phổi làm thuyên tắc phổi. Quan trọng hơn cả là ở giai đoạn đầu phát bệnh, các huyết khối không hề có những triệu chứng rõ rệt, chỉ khi số lượng hay kích thước của khối huyết này lớn hơn, ngăn chặn lưu lượng máu, các cơ quan trong cơ thể tiếp nhận ít máu hơn sẽ bị suy giảm chức năng hoặc gây đau đớn, thì bệnh cũng chuyển sang tình trạng tồi tệ và cấp tính.
Bởi vậy nếu cảm nhận cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau đây, hãy nghĩ tới rất có thể trong cơ thể đang ẩn chứa một khối huyết nào đó.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Chân tay lạnh, đổ mồ hôi mặc dù thời tiết lạnh.
- Đau đầu và tê bì, tê nhức ở vùng tay hoặc chân.
- Đau cơ hoặc đau thắt một số vị trí trọng điểm như đau thắt ngực, đau thắt lưng.
- Chức năng ở tay chân bị suy yếu, như run tay chân, yếu tay chân, không điều khiển được hoạt động ở tay chân.
- Mất thị lực tạm thời hoặc mất khả năng ngôn ngữ đột ngột có thể liên quan đến tai biến não.
- Có sự thay đổi màu sắc ở các vùng da có cục máu đông , da có thể đột nhiên chuyển màu đỏ tấy hoặc tím bất thường.
- Chóng mặt, đau nhức đầu, khó thở, buồn nôn thậm chí ngất xỉu.
Nếu người bệnh có mặt trong danh sách những đối tượng có nguy cơ cao, đồng thời xuất hiện những biểu hiện bất ổn như trên thì khả năng cao là khối máu đông đang gây ách tắc tuần hoàn máu và đang biến chứng tới các cơ quan chức năng khác. Hãy lập tức đến các cơ sở y tế để được kiểm tra chuyên sâu và chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, người bệnh muốn phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của các khối huyết bên trong cơ thể cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực, chăm chỉ tập luyện và ăn uống khoa học. Đồng thời bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe tinh dầu thông đỏ chính phủ Royal Korean Red Pine 1-2 viên mỗi ngày giúp kiểm soát lượng mỡ trong máu ở ngưỡng cho phép, cân bằng và ổn định lượng đường trong máu, phòng tiểu đường; từ đó giúp giảm các nguy cơ tích tự xơ vữa động mạch, làm bền thành mạch máu, hạn chế cục máu đông hiệu quả.