Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng thảo dược

Top 5+ loại thảo dược điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Một câu hỏi mà nhiều thắc mắc “dùng thảo dược điều trị bệnh đái tháo đường có tốt không”. Theo chuyên gia về sức khỏe, người mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu hạn chế sử dụng thuốc Tây, nên sử dụng thảo dược tự nhiên. Trong trường hợp điều trị đái tháo đường bằng thuốc Tây không hiệu quả thì người bệnh cũng nên thử phương pháp điều trị đường huyết bằng thảo dược.

Đái tháo đường là một trong những bệnh khá nguy hiểm, có nguy cơ cao gây ra các biến chứng về tim mạch, huyết áp. Việc sử dụng thảo dược giúp hạn chế được tình trạng bệnh và khắc phục được biến chứng từ sớm.

Top 5+ loại thảo dược điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Top 5+ loại thảo dược điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Ưu – nhược điểm của phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thảo dược

Người mắc bệnh đái tháo đường sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp lên gan và thận. Chính vì thế mà hiện nay rất nhiều người lựa chọn sử dụng thảo dược để hạn chế những tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những ưu và nhược điểm riêng:

Ưu điểm:

– Sử dụng thảo dược tự nhiên sẽ toàn và dễ dàng sử dụng hơn.

– Nguyên liệu dễ tìm hoặc có thể mua tại hiệu thuốc bắc.

– Thảo dược tự nhiên khá lành tính, không gây tác dụng phụ nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.

– Có thể sử dụng trong thời gian dài mà không tạo gánh nặng lên thận, gan.

– Tiết kiệm được chi phí, hiệu quả cao.

Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm kể trên thì việc sử dụng thảo dược để điều trị bệnh tiểu đường vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

– Không tác dụng nhanh như thuốc Tây, sử dụng thảo dược cần phải có thời gian dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.

– Mất nhiều thời gian để sắc nước uống.

– Không nên bỏ thuốc giữa chừng ngay cả khi chỉ số đường huyết đã trở về ngường an toàn.

Theo thống kê, phần lớn người mắc bệnh tiểu đường ở thời kỳ đầu đều lựa chọn phương pháp dùng thảo dược. Họ có phản hồi tích cực về phương pháp này sau một thời gian sử dụng.

Một số loại thảo dược điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Tại Việt Nam, thực vật phong phú, có rất nhiều loại thảo dược quý có khả năng điều trị, làm giảm đường huyết mà rất ít người biết đến. Một trong số đó phải kể đến những loại thảo dược sau:

Nha đam

Nha đam là loại cây khá phổ biến có nhiều tác dụng khác nhau. Hầu hết mọi người cho rằng loài cây này bôi ngoài da để bảo vệ da khỏi tổn thương do ánh nắng mặt trời hoặc vết bỏng nhỏ – nhẹ. Tuy nhiên, nha đam còn có những lợi ích khác như: hỗ trợ tiêu hóa, giảm glucose trong máu,…

Thảo dược nha đam giúp giảm đường huyết hiệu quả
Thảo dược nha đam giúp giảm đường huyết hiệu quả

Các nghiên cứu đã chứng minh được khả năng chống bệnh tiểu đường của nha đam. Người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại cây này để điều trị bệnh đường huyết.

Thử nghiệm sâu hơn cho thấy nha đam có khả năng làm tăng lượng insulin được sản xuất bởi tuyến tụy. Điều này có nghĩa là thảo dược này giúp phục hồi cơ thể bị bệnh đái tháo đường týp 2 hoặc bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương tiếp theo.

Cách sử dụng:

Loại cây này rất dễ để tìm kiếm ở chợ, có thể sử dụng nguyên liệu này sắc lấy nước uống hàng ngày. Dùng thay nước để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn quá bận rộn có thể sử dụng những dòng thực phẩm chức năng từ cây nha đam.

Lá xoài

Có lẽ chưa ai nghĩ rằng lá xoài có thể hỗ trợ, điều trị bệnh tiểu đường phải không nào? Cây xoài quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, mọi người chỉ biết đến giá trị ăn quả của nó mà không nghĩ rằng lá xoài cũng là một loại thuốc Đông y.

Theo y học cổ truyền, lá xoài non hãm với nước sôi sau đó để nguội sẽ giúp giảm và ổn định đường huyết. Tạp chí y khoa trên thế giới cho biết, trong lá xoài có thành phần giúp hạ chỉ số gluocose trong máu tương tự như Metformin – loại thuốc Tây điều trị tiểu đường.

Hợp chất 3 beta – taraxenol có trong lá xoài còn giúp làm giảm kháng insulin của cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Cách sử dụng:

Hái 4-5 lá xoài non rửa sạch rồi đun với 300 ml nước. Uống 1 lân/ ngày trước khi ăn vào buổi sáng. Không nên uống nhiều sẽ làm hạ đường huyết nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng “mướp đắng”

Mướp đắng (khổ qua) không chỉ sử dụng trong bữa ăn hàng ngày mà đây còn là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, làm mát gan, giảm chỉ số đường huyết,…

Nghiên cứu cho thấy, trong “khổ qua” có ít nhất 3 hợp chất có tác dụng hỗ trợ, điều trị bệnh tiểu đường là charantin, vicin, polypeptid-p. Người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng loại mướp đắng rừng là tốt nhất.

Mướp đắng điều trị bệnh tiểu đường
Mướp đắng điều trị bệnh tiểu đường

Cách dùng:

Dây leo, lá, quả của cây mướp đắng đều là vị thuốc. Thái nhỏ, phơi khô sau đó nấu với nước uống thay trà hàng ngày sẽ cải thiện được bệnh đái tháo đường hiệu quả. Ngoài ra có thể ăn sống hoặc xào nấu trong bữa ăn hàng ngày.

Quế chi

Quế chi được biết đến là một loại dược liệu có tác dụng trị viêm, làm ấm cơ thể. Thành phần trong thảo dược này có khả năng bắt chước tác động của insulin, tăng tính linh hoạt của insulin từ đó giúp giảm chỉ số glucose trong máu hiệu quả.

Bột quế chi còn được sử dụng làm gia vị trong mỗi bữa ăn hàng ngày hoặc pha vào một số loại sinh tố để tăng thêm hương vị và giúp ổn định đường huyết.

Cách dùng:

Quế chi dạng bột: Pha 1/2 muỗm cafe bột quế chi vào khoảng 150 ml nước ấm, khuấy đều rồi sử dụng mỗi ngày. Có thể kết hợp bột quế chi với sữa ấm nếu như bạn thích.

Đối với thanh quế chi: Mọi người có thể cho khoảng 20g quế chi đun với nước hoặc hãm như trà để sử dụng.

Lưu ý: Không sử dụng quá 2 lần/ ngày, thời gian thích hợp nhất là uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Giảm đường huyết bằng quế chi
Giảm đường huyết bằng quế chi

Điều trị bệnh tiểu đường bằng “dây thìa canh”

Trong thành phần của dây thìa canh có các thành phần, hoạt chất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Một trong những hoạt chất vượt trội trong dây thìa canh đó chính là Acid gymnemic. Các nghiên cứu đã chứng minh được, Acid gymnemic có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng khả năng sản sinh insulin.

Ngoài ra, Acid gymnemic còn có thể ức chế hấp thụ glucose tại ruột, giảm cholesterol trong máu, kháng khuẩn, chống viêm, lợi tiểu,…

Cách dùng:

Lá dây thìa canh sau khi phơi hoặc sấy khô mang đi nghiền thành bột. Mỗi ngày lấy 10g bột lá dây thìa canh đun với 2 lít nước sử dụng trong ngày.

Nhàu

Nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia (Noni). Theo nghiên cứu trên tạp chí Hindawi Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine năm 2010 cho thấy: Loại thảo dược này có tác dụng giảm đường huyết đáng kể sau 8 tuần thử nghiệm lâm sàng trên 20 người bệnh tiểu đường type 2.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra, thảo dược này có khả năng bảo vệ gan rất tốt. Sau đây là một số công dụng của Nhàu.

– Có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ mạch máu và các dây thần kinh khỏi sự tổn thương do đường huyết cao.

– Tăng cường và cải miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp các vết thương mau chóng lành,…

Điều trị bệnh đái tháo đường bằng trái nhàu
Điều trị bệnh đái tháo đường bằng trái nhàu

Lưu ý khi sử dụng thảo dược chữa bệnh tiểu đường

Mặc dù sử dụng thảo dược để điều trị bệnh tiểu đường an toàn và ít tác dụng phụ hơn thuốc tây, xong mọi người vẫn cần phải thận trọng.

– Không nên tự ý sử dụng những thảo dược theo kinh nghiệm, nên sử dụng những loại thảo dược đã được nghiên cứu và có nguồn gốc rõ ràng.

– Tránh xa các bài thuốc nam được quảng cáo chữa “dứt điểm” bệnh đái tháo đường,…

– Sử dụng thảo dược phải kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể thao khoa học để kiểm soát được chỉ số glucose trong máu.

– Trong quá trình sử dụng thảo dược để điều trị bệnh tiểu đường, cần kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên để xem mức độ cải thiện như thế nào. Từ đó có định hướng tiếp theo cho bản thân.

– Cần nắm rõ liều lượng nên dùng của từng loại thảo dược, trong trường hợp dùng quá liều người bệnh vẫn có những phản ứng phụ như: chóng váng, nhức đầu, buồn nôn,…

– Trường hợp tiểu đường nặng, không được bỏ thuốc mà bác sĩ kê theo đơn, hãy kết hợp đông và tây y sao cho phù hợp nhất để kiểm soát được lượng đường huyết.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học thì ngày càng nhiều loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược có thể điều trị, giảm đường huyết hiệu quả. Mọi người có thể tìm hiểu thêm nhé. Hi vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, người bệnh sẽ có những giải pháp tốt nhất cho bản thân. Chúc mọi người chiến thắng được bệnh tiểu đường bằng những thảo dược này.

Bài viết được tìm kiếm nhiều:

>>> Bệnh mỡ máu cao có nguy hiểm không?

>>> Tinh dầu thông đỏ chính phủ Hoàng Gia Royal Korean Red Pine.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *