Mục Lục
Bệnh giãn tĩnh mạch hiện nay khá phổ biến. Theo thống kê của các bác sĩ đến từ Hoa Kỳ cho biết, hiện nay có khoảng 20% đàn ông và khoảng 33% phụ nữ Mỹ mắc căn bệnh này. Nó không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến đoạn chi do viêm nhiễm nặng. Vậy nguyên nhiên, triệu chứng và phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy tham khảo ngay trong bài viết này để có kiến thức về bệnh.
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì ?
Hiểu một cách đơn giản, bệnh giãn tĩnh mạch là tình trạng mạch máu bị giãn ra, hoặc phồng lên. Người bệnh sẽ thấy mạch máu nổi ngoằn ngoèo dưới da màu tím hoặc xanh thường xuất hiện ở chân là phổ biến.
Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do trào ngược máu trong tĩnh mạch. Là nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch.
– Giãn tĩnh mạch: d>3mm.
– Tĩnh mạch dạng mạng nhện: d<1mm.
– Tĩnh mạch dạng hình lưới: d=1-3mm.
Những trường hợp khi mắc bệnh ở thể nhẹ (giai đoạn đầu) chỉ gây khó chịu hoặc mất thẩm mỹ nhưng nặng có thể dẫn đến tình trạng chân bị phù, đoạn chi do viêm nhiễm.
Bệnh giãn tĩnh mạch nguyên nhân do đâu ?
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh giãn tĩnh mạch là do trào ngược tĩnh mạch. Khi bị trào ngược tĩnh mạch sẽ làm ứ trệ dòng máu trong nhánh tĩnh mạch. Thông thường, áp lực tĩnh mạch tại chi được điều hòa bằng van. Van không hoạt động gây ra tăng áp lực trong tĩnh mạch và kéo theo nhiều triệu chứng.
Nhiều phụ nữ cũng gặp tình trạng tĩnh mạch bị giãn khi đang mang bầu. Nguyên nhân chính là phụ nữ mang bầu tử cung lớn dần lên chèn ép vào các mạch máu dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch ở chân. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi sinh.
Dưới đây là một số nguyên nhân khác gây ra bênh:
– Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền là nguyên nhân hàng đầu bời theo thống kê, có tới 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
– Giới tính: Đối với bệnh này, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và nhiều chị em có sở thích đi giày cao gót.
– Tuổi tác: Theo nghiên cứu thì tuổi tác tỉ lệ thuận với tỉ lệ mắc bệnh. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh này lại càng lớn.
– Nghề nghiệp: Những người ít vận động, đứng nhiều hoặc dân văn phòng thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
– Trọng lượng cơ thể: Đối với những người cơ thể không cân đối, trọng lượng sẽ gây tác động lên đôi chân khiến máu dồn về chân nhiều. Điều này cũng làm gia tăng tình trạng mắc bệnh.
– Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch như: sử dụng thuốc phòng ngừa thai, nhiễm trùng, sau phẫu thuật,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách phòng ngừa suy thân.
Triệu chứng của bệnh
Khi bị giãn tĩnh mạch, người bệnh sẽ thường xuất hiện những biểu hiện sau:
– Cảm giác tức nặng và rất mỏi ở chi dưới khi chúng ta đứng quá lâu.
– Thỉnh thoảng có hiện tượng xuất hiện phù nền ở cẳng chân và bàn chân.
– Đi lại nhiều có cảm giác bị đau giống với tình trạng căng cơ sau khi vận động quá cường độ.
– Sưng tím ở cẳng chân và mu bàn chân mà không rõ nguyên nhân.
– Tê ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, lở loét ở chân.
Khi chi dưới của bạn gặp 1 trong số các triệu chứng trên, hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để điều trị sớm nhất nhé. Đừng để đến khi bệnh tiến triển mới tìm cách điều trị. Khi đó bệnh đã gây ra nhiều biến chứng và rất khó chữa trị hoàn toàn.
Bệnh giãn tĩnh mạch có điều trị được không ?
Giãn tĩnh mạch không phải là bệnh quá nguy hiểm. Vì vậy có thể sử dụng các biện pháp y khoa để điều trị bệnh. Tùy vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một hay nhiều biện pháp khác nhau.
Điều trị bảo tồn
– Dùng băng ép tạo áp lực: Sử dụng băng ép ép vào cơ để tạo áp lực lớn ở phía dưới (chân) từ đó sẽ giúp các van tĩnh mạch khép lại khiến máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Dụng cụ này có thể làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa tái phát, rất thích hợp trong trường hợp người mới mắc bệnh. Đây là phương pháp đơn giản mà không cần sử dụng thuốc.
– Dùng thuốc đặc trị: Dùng một số loại thuốc thích hợp với tình trạng của bệnh do bác sĩ chỉ định, kê đơn. Uống thuốc đều đặn và đúng liều lượng, không tự ý thay đổi hay sử dụng liều lượng thấp hoặc cao hơn khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
– Chích xơ: Phương pháp này chính là dùng một dung dịch tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch để tạo phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch. Từ đó khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.
– Phẫu thuật: Cách này chủ yếu sử dụng trong trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông. Đoạn tĩnh mạch bị trào ngược (giãn tĩnh mạch) sẽ được phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật chỉ kéo dài khoảng 10 phút, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được băng ép và không được cử động, thường phải nằm bất động trên giường khoảng 3-5 ngày.
Điều trị can thiệp
Tại các nước có nền y học phát triển như Mỹ, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị tổn thương đã được thay thế bằng phương pháp mới (phương pháp cắt đốt nhiệt nội mạch qua ống thông EVTL).Phương pháp này sử dụng laser hoặc sóng cao tần để thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm và gây tê tại chỗ.
Bằng các thủ thuật đó, kết quả là nơi tĩnh mạch bị trào ngược (nơi tĩnh mạch bị giãn) được loại bỏ, máu chỉ chạy chạy qua những tĩnh mạch bình thường khác.
Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch như thế nào ?
Để có thể phòng ngừa, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch thì chủ yếu chúng ta cần thay đổi những thói quen của bản thân. Cụ thể như:
– Không đi đứng hoặc ngồi im một chỗ quá lâu. Đối với những người làm việc văn phòng, tốt nhất nên ngồi làm việc 45 phút sau đó đứng lên đi lại 5-10 phút. Phương pháp này vừa phòng ngừa bệnh mà vừa giúp chúng ta làm việc được hiệu quả hơn.
– Khi nghỉ ngơi, nằm ngủ cần kê cao chân để giúp máu lưu thông được tốt hơn, tránh tình trạng máu bị ứ đọng ở chi dưới khi ngủ.
– Có một chế độ dinh dưỡng khoa học, nên dung nạp nhiều rau xanh, vitamin và uống nhiều nước trong ngày.
– Tích cực tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Để phòng ngừa giãn tĩnh mạch, môn thể thao tốt nhất đó chính là đi bộ. Nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm là một mẹo không tồi. Người xưa đã sử dụng phương pháp này để giúp thư giãn và lưu thông khí huyết ở chân.
– Hạn chế đi giày cao gót hoặc đi giày chật. Phụ nữ, phái đẹp cần lưu ý để giảm thiểu tối đa tỷ lệ gây bệnh nhé.
– Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, có thể thay thế bằng phương pháp khác mà không phải là thuốc.
– Kết hợp dùng các bài thuốc đông y hoặc thực phẩm có tác dụng lưu thông máu như: nhân sâm, tinh dầu thông đỏ chính phủ, nấm linh chi,…
Tất cả những kiến thức về bệnh giãn tĩnh mạch đã được chúng tôi chia sẻ trong bài này. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu lạ, hãy đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe tổng quan. Từ đó có thể sớm phát hiện ra bệnh để kịp thời chữa trị, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mỗi chúng ta cần sống thật lành mạnh để hạn chế tối đa bệnh cho bản thân.