Mục Lục
Bệnh mạch vành là bệnh lý về tim mạch. Đây là một trong những bệnh gây tỷ lệ tử vong lớn nhất trên thế giới. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta không nên chủ quan. Tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, ngày càng nhiều người mắc bệnh về tim mạch trong đó phải kể đến là bệnh động mạch vành. Mặc dù y học rất phát triển nhưng việc điều trị bệnh vẫn còn là những thách thức lớn của nền y học thế giới. Hiểu về bệnh sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện được bệnh, từ đó phòng ngừa và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Cần hiểu rõ hơn về bệnh mạch vành
Động mạch rất quan trọng trong cơ thể, nó đóng vai trò dẫn máu từ tim đến các cơ quan để cung cấp oxy cho các bộ phận, nuôi sống tế bào. Động mạch chủ từ tim sau đó phân thành nhiều các động mạch nhỏ đến các bộ phận của cơ thể. Các động mạch nhỏ lại phân thành nhiều động mạch nhỏ hơn.
Bệnh mạch vành còn được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy động mạch vành hay còn gọi là suy mạch vành. Bệnh chủ yếu là do các động mạch nuôi tim bị viêm, xơ cứng dẫn đến máu lưu thông đến tim không đủ. Nghiêm trọng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Hiện nay có nhiều người bị mắc bệnh động mạch vành không ? Số liệu thống kê sau đây sẽ giúp bạn có được những con số rất báo động.
– Tại Mỹ, với 300 triệu dân, số lượng bệnh nhân mắc mỗi năm khoảng 12 triệu người.
– Tại Châu Âu, tỷ lệ mắc mới bệnh mạch vành ước tính từ 3,5% – 4,1%.
– Tại Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh theo thống kê năm 2000 là 9.5%. Tỷ lệ tử vong do động mạch vành chiếm 11%-36%.
Động mạch vành đang là gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Đặc biệt tỷ lệ tăng mạnh ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy mỗi chúng ta hãy tự chăm sóc bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh.
Những yếu tố gây ra nên bệnh mạch vành
Thông thường, các bệnh về tim mạch có rất nhiều nguyên nhân gây lên. Không có một nguyên nhân cụ thể nào. Các nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữ bệnh động mạch vành với các yếu tố sau đây.
Yếu tố nguy cơ:
– Vấn đề về tuổi tác: Đối với bệnh về tim mạch, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh lại càng lớn. Thông thường tỷ lệ mắc bệnh ở Nam giới cao hơn Nữ giới.
– Tiền sử gia đình: Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh về tim mạch, hoặc bệnh động mạch vành thì ở thế hệ thứ nhất tỷ lệ con mắc bệnh trước 55 tuổi cao hơn so với gia đình không có tiền sử bệnh lý.
– Yếu tố chủng tộc: Thống kê Hiệp hội tim mạch trên thế giới, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành gây ra ở gốc người Nam Á cao hơn tới 50% so với những người da trắng bản địa ở các nước phát triển, và thấp hơn so với nhóm người da đen.
Yếu tố tự phát:
– Tăng huyết áp: Người bị tăng huyết áp có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành rất cao. Việc điều trị tốt tình trạng huyết áp cao sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Rối loạn chuyển hóa lipid: Hàm lượng cholesterol trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch, trong đó có bệnh suy động mạch. Chúng ta cần phải duy trì chỉ số khối cơ thể BMI theo tiêu chuẩn để chủ động đẩy lùi bệnh tim mạch (mạch vành).
– Hút thuốc lá: Sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 5 lần so với người không hút thuốc. Đồng thời, các chất độc hại trong thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 3 lần người thường.
– Một số các yếu tốt khác như: thừa cân, đái tháo đường, thường xuyên sử dụng bia rượu, lười vận động,… cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Phòng ngừa bệnh mạch vành như thế nào ?
Những người mắc bệnh mạch vành nặng thì cần điều trị bằng phác đồ y khoa để hạn chế tình trạng bệnh phát triển nhanh. Ngoài ra có thể sử dụng phẫu thuật để điều trị, tùy vào tình trạng của từng người.
Đối với những người phát hiện bệnh sớm thì chúng ta chỉ cần thay đổi một số thói quen xấu là có thể ngăn chặn, điều trị được bệnh dứt điểm. Sau đây là một số cách phòng ngừa, hỗ trợ bệnh mà không cần dùng thuốc. Mọi người cùng đón xem.
Có chế độ ăn lành mạnh
Bệnh từ miệng mà ra, họa cũng từ miệng mà ra. Vì vậy có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể ngăn ngừa được tình trạng huyết áp, mỡ máu, hạn chế các mảng xơ vữa động mạch. Hãy tránh xa những thực phẩm không tốt như: thịt nướng, xúc xích, đồ chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường, muối,…
Thay vào đó, chúng ta cần phải bổ sung thêm đồ ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa, giảm sự tắc nghẽn mạch vành như: bơ thực vật, cá hồi, cá ngừ, hạnh nhân, hạt óc chó, dầu oliu, dầu hạt cải,…
Muốn thoái khỏi bệnh cần từ bỏ thói quen xấu
Sử dụng thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân chính làm tổn thương mạch vành, tạo ra các cục máu đông làm tăng nguy cơ biến chứng của nhồi máu cơ tim.
Một trong những đồ uống cũng gây tổn thương thành mạch và rủi ro nhồi máu cơ tim là quá lạm dụng vào đồ uống có cồn, đồ uống có ga.
Đây đều là những thói quen xấu, thiếu lành mạnh vì vậy nên từ bỏ chúng ra khỏi chế độ sinh hoạt của chúng ta.
Rèn luyện thể thao vừa sức
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh. Tốt nhất nên chọn những môn thể thao vừa sức và dễ thực hiện như: chạy bộ, đạp xe, đánh cầu lông, bơi nội,… Việc tập luyện đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút không những giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn mà còn giúp tăng cường hệ thống tuần hoàn, ổn định huyết áp, giảm cholesterol xấu, phòng ngừa béo phì,…
Hãy lựa chọn môn thể thao yêu thích, đồng thời dủ thêm bạn bè hoặc tập luyện cùng người thân để có động lực duy trì mỗi ngày.
Tầm soát chỉ số huyết áp và cholesterol thường xuyên
Huyết áp cao và cholesterol xấu trong máu tăng là hai yếu tố nguy cơ khiến bệnh trở lên nghiêm trọng hơn. Do đó nên kiểm tra huyết áp và cholesterol thường xuyên để kiểm soát tốt bệnh tim mạch.
Người khỏe mạnh chỉ số huyết áp nên dưới 140/85mmHg. Hãy tập cách ăn nhạt, hạn chế lượng muối sử dụng mỗi ngày. Nên sử dụng dưới 6g muối/ngày theo khuyến cáo của chuyên gia sức khỏe.
Mỡ máu tăng cao làm các mảng xơ vữa phát triển nhanh, tăng nguy cơ tắc hẹp mạch vành và phát triển thêm vị trí tắc hẹp mới. Hãy tầm soát chỉ số mỡ máu cơ thể thường xuyên để biết chỉ số cholesterol của bản thân như thế nào.
Phòng ngừa bệnh mạch vành bằng tinh dầu thông đỏ
Tinh dầu thông đỏ cao cấp Hàn Quốc là sản phẩm đã quá quen thuộc với những người mắc bệnh tim mạch, mỡ máu. Được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, sản phẩm được chính phủ Hàn Quốc bảo trợ.
Đây là sản phẩm có thể hỗ trợ, cải thiện sức khỏe toàn diện. 3 thành phần chính vô cùng quý hiếm có hàm lượng cao trong tinh dầu thông đỏ: Terpinolene (18-26%), 3-Carene (12,5-16,5%), và Limonene (5-10%).
– Terpinolene có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu, đồng thời giúp ngăn ngừa lão hóa tế bào.
– 3-Carene có tác dụng khử trùng, kháng viêm tự nhiên. Vì vậy sẽ hạn chế tình trạng tập kết tiểu cầu và hình thành xơ cứng thành mạch.
Cho nên sử dụng tinh dầu thông đỏ là sự lựa chọn hoàn toàn chính xác cho người đang gặp vấn đề về tim mạch hoặc có chỉ số cholesterol trong máu cao.
Mặc dù chúng ta không biết chính xác và cụ thể nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành là gì. Nhưng các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh thì cần thay đổi và từ bỏ chúng. Thay vào đó là chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tầm soát sức khỏe để kịp thời điều trị. Đối với người bệnh thì cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với những phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ ở trên để mang lại hiệu quả cao nhất.