Mục Lục
Bước vào giai đoạn trung niên, dù không muốn nhưng cơ thể cũng như não bộ đã bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa, các cơ quan bắt đầu suy giảm chức năng. Tình trạng rối loạn tiền đình tương tự như vậy là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi, do tổn thương ở dây thần kinh số 8, biểu hiện qua các cơn đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng. Hầu hết người bệnh thường không lường trước các hậu quả của tiền đình, cho rằng chỉ cần nghỉ ngơi chốc lát sẽ bình thường. Tuy nhiên khi tiền đình kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gây mất ngủ, trầm cảm hoặc gây ra các tai nạn vô ý do bị té, ngã khi phát bệnh. Do đó, người cao tuổi cần nâng cao tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng 3 biện pháp tăng cường tập luyện, bổ sung dinh dưỡng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hiểu hơn về rối loạn tiền đình và các nguy hiểm rình rập xung quanh
Rối loạn tiền đình là hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân và bản chất của nó là sự tổn thương ở dây thàn kinh số 8, gây rối loạn tích hợp thăng bằng tại bộ máy tiền đình và hệ thần kinh trung ương. Hậu quả là người bệnh mất khả năng giữ thăng bằng, loạng choạng, đứng không vững, chóng mặt, ù tai và buồn nôn. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhiều bất tiện trong cuộc sống, sức khỏe và năng suất làm việc.
Dựa trên nguồn gốc khởi phát, rối loạn hệ thống tiền đình được chia làm 2 nhóm:
- Hội chứng tiền đình ngoại biên liên quan đến bộ phận tiền đình vùng tai trong như viêm tai giữa, sỏi tai trôi tự do trong ống bán khuyên hoặc dính vào đài tai gây chóng mặt khi thay đổi tư thế. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, cao huyết áp, mất ngủ triền miên, tác dụng phụ của thuốc và chất kích thích. Đa phần người bệnh bị tiền đình đều do nguồn gốc ngoại biên này.
- Hội chứng tiền đình trung ương phức tạp hơn liên quan đến các tổn thương ở não như tai biến mạch máu não, nhồi máu tiểu não, người cao tuổi thì liên quan đến tổn thương hệ động mạch sống sau cổ, bệnh parkison. Dạng tiền đình này tuy có tỉ lệ mắc bệnh khá thấp nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm.
Tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng của từng người bệnh, các biểu hiện của tiền đình sẽ khác nhau. Nếu là tiền đình ngoại biên thì thường người bệnh sẽ có những cơn chóng mặt đột ngột dữ dội, có thể ngắn hoặc dài từ vài giây đến vài phút; nếu triệu chứng nặng hơn ngoài đau đầu dữ dội còn có nôn nhiều, chân tay yếu thì khả năng cao là tiền đình trung ương.
Dù là ngoại biên hay trung ương thì đều gây ra khó khăn tức thời cho người bệnh. Triệu chứng kéo dài nhiều ngày sẽ tạo áp lực, và mệt mỏi, dễ dẫn đến mất ngủ và trầm cảm. Nguy hiểm hơn nữa là phát bệnh khi đang ở một mình hay khi đang ngủ thì tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa, tình huống khác là phát bệnh khi đang lái xe có thể gây tai nạn cho bản thân lẫn người khác; hoặc đơn giản là khi phát bệnh cơ thể không giữ được thăng bằng bị ngã té vào chỗ hiểm cũng rất ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Vì sao và làm thế nào để phòng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi
Theo thống kê tại Mỹ, 35% người từ 40 tuổi trở lên sẽ bắt đầu có trải nghiệm bị tiền đình thực sự, 50% người trên 65 tuổi bị chóng mặt đau đầu là do tiền đình. Bởi vậy, người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao rối loạn tiền đình và các triệu chứng diễn ra cũng rõ rệt, nặng nề hơn.
Vậy có những biện pháp nào giúp phòng hội chứng tiền đình ?
-
Thực phẩm dinh dưỡng
Do tiền đình là những tổn thương bên trong dây thần kinh, người bệnh dễ bị đau đầu, căng thẳng do thiếu máu hoặc nguy cơ đột qụy, nên cần phải tập trung cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vitamin có lợi cho sức khỏe và hệ thống tiền đình.
- Tăng cường vitamin B6 có trong thịt gà, khoai tây, khoai lang, bí ngô, các loại đậu, ngũ cốc và các loại hoa quả như táo, chuối, cam, bơ,… Vitamin B6 có tác dụng thúc đẩy sức khỏe não bộ, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, hạn chế đau đầu và cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng trầm cảm.
- Bổ sung vitamin C để giảm triệu chứng đau đầu chóng mặt, giúp kiểm soát tiền đình tốt hơn. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C kể đến như cam, chanh, kiwi, cà chua, đu đủ, bưởi,…
- Bổ sung thực phẩm chứa vitamin D như cá, trứng sữa, ngũ cốc và đậu nành; do vitamin D hỗ trợ tình trạng xơ cứng tai – một triệu chứng thường thấy của bệnh tiền đình.
- Tăng cường folate hay còn gọi là axit folic (vitamin B9) đóng vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng tế bào hồng cầu và phát triển tế bào khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng bổ sung folate còn tốt cho quá trình chuyển hóa, giảm tình trạng thiếu máu, tốt cho sức khỏe tim mạch và não bộ. Folate có nhiều trong hạt hướng dương, các loại đậu và rau có màu xanh đậm.
- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các nguy cơ xơ cứng – xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp và lưu lượng máu tuần hoàn não, giúp giảm tình trạng hoa mắt chóng mặt ở người cao tuổi. Một số thực phẩm được khuyên dùng như hồng sâm và tinh dầu thông đỏ; cả 2 sản phẩm này đều có tác dụng hòa tan cholesterol xấu, thúc đẩy máu lưu thông, giảm mỡ máu cũng như giảm nguy cơ tai biến, đột qụy.
-
Thể dục mỗi ngày giúp hạn chế bệnh rối loạn tiền đình
Vận động thân thể luôn là biện pháp tăng cường và chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất. Để phòng và hỗ trợ cải thiện hội chứng tiền đình nên lựa chọn các bộ môn thể thao nhẹ nhàng, thư giãn tâm trí và cải thiện trí óc
- Đi bộ hàng ngày từ 15-20 phút sẽ giúp lưu thông khí huyết, hít thở không khí giúp giảm căng thẳng. Không nên đi bộ quá nhiều hoặc quá gắng sức, đặc biệt với người cao tuổi, nếu thấy cơ thể mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục, tránh gây sức ép cho tim mạch và não bộ.
- Yoga có thể xem là môn thể thao tuyệt vời với người bệnh rối loạn tiền đình. Với các bài tập nhẹ nhàng nhưng tác động trực tiếp vào kéo dãn và giữ thăng bằng cơ thể, luyện tập rất tốt cho xương khớp và hệ thống tiền đình. Ngoài ra yoga còn hỗ trợ gia tăng sự dẻo dai và bền bỉ cho sức khỏe, thư giãn đầu óc và hướng đến những điều tích cực trong cuộc sống.
- Thái cực quyền cũng là bộ môn khuyến khích dành cho người cao tuổi vừa giúp vận động toàn thân thể vừa giúp điều tiết hơi thở, khí huyết, vừa sản sinh năng lượng tích cực.
Ngoài ra cần lưu ý đối với người cao tuổi bị tiền đình, khi tập luyện cần chú ý các cử động đầu và cổ, khởi động trước và sau khi tập, tập từ mức độ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh, từ ít đến nhiều, tùy theo thể lực và tình trạng của bản thân.
-
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Đối với người bệnh tiền đình, giấc ngủ chiếm vai trò vô cùng quan trọng và có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau; người hay bị mất ngủ có nguy cơ cao bị tiền đình và ngược lại, người bị tiền đình dễ bị mất ngủ. Do vậy cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu và ngon giấc là yếu tố quyết định trong phòng và điều trị rối loạn tiền đình.
- Tạo môi trường và không gian ngủ thoải mái, mát mẻ, độ ẩm và nhiệt độ vừa phải.
- Thư giãn đầu óc trước khi đi ngủ bằng cách ngâm chân nước ấm, xoa bóp dầu nóng những vùng vai cổ, lưng và lòng bàn chân hoặc đọc một cuốn sách yêu thích.
- Hạn chế tiếp xúc với điện thoại và thiết bị điện tử trước khi ngủ 1 tiếng.
- Sử dụng một số loại tinh dầu xông phòng có lợi cho hô hấp và giúp thư giãn như tinh dầu thông đỏ, tinh dầu tràm, quế.