Thực phẩm nào hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến đột qụy vào mùa hè

Những thực phẩm giúp giảm nguy cơ tai biến đột qụy vào mùa hè

Thời tiết nắng nóng gây ra tình trạng sốc nhiệt, đột quỵ cao hơn vào mùa hè, diễn ra phổ biến ở người ngoài 50 tuổi, không phân biệt giới tính, chủ yếu là tai biến do bị tắc nghẽn mạch máu. Vậy cần phải làm gì để giảm thiểu tình trạng này ??? Đừng coi thường việc ăn uống nhé bởi ăn gì uống gì ảnh hưởng trực tiếp tới 90% bệnh lý, hãy cùng theo dõi các nhóm thực phẩm cần bổ sung để bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ tai biến đột qụy tăng cao vào ngày hè sau đây.

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi

Dấu hiệu cho thấy người bệnh đứng trước nguy cơ tai biến đột qụy

Theo nghiên cứu, thời gian ủ bệnh tai biến thường diễn ra trong khoảng 6 ngày. Bởi thế nếu gặp phải 1 trong các dấu hiệu sau, cần thăm khám bác sĩ, tiếp nhận điều trị để không bỏ lỡ giai đoạn vàng trước khi bệnh phát tác.

  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Đau đầu, nhức đầu.
  • Da đỏ khô, nóng bừng.
  • Không đổ mồ hôi nhưng vẫn thấy rất nóng.
  • Buồn nôn và nôn ói.
  • Tim đập nhanh.
  • Thở ngắn, khó thở.
  • Bị chuột rút, chân tay bủn rủn co quắp.
  • Phát cơn co giật, động kinh.
  • Ngất xỉu, bất tỉnh.

Mặc dù các biểu hiện trên rất dễ bị hiểu lầm là bị say nắng, nhưng thực tế là cơ thể đang phát cảnh báo về ngưỡng chịu đựng của tim mạch, huyết áp và dễ biến chứng sang tại biến, đột qụy. Do đó không nên lơ là khi gặp các triệu chứng trên.

Nguyên do của nguy cơ tai biến đột qụy vào mùa nắng

Có 2 trường hợp của bệnh lý tai biến là tắc nghẽn mạch máu hoặc xuất huyết hay còn gọi là vỡ mạch máu. Việc máu không được đưa lên não, khiến hoạt động của não bị đình trệ và ảnh hưởng tới các cơ quan chức năng mà não đang quản lý. Người bị tai biến thường sẽ bị liệt 1 nửa người bên trái hoặc phải, tay chân co quắp, mất khả năng vận động hoặc ngôn ngữ.

Vào thời điểm nắng nóng, sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn được xem là tác nhân chính tác động tới thành mạch máu. Ví dụ như chênh lệch giữa nhiệt độ phòng điều hòa và ngoài trời, giữa trong nhà và ngoài mặt đường, giữa ngày và đêm. Lúc này thành mạch máu của cơ thể không kịp thích ứng với biến đổi nhiệt độ, nên không kịp giãn nỡ để lưu thông máu, khiến máu bị tắc nghẽn ở 1 vị trí nào đó.

Nguyên nhân thứ 2 làm gia tăng nguy cơ tai biến đột qụy vào giai đoạn nắng nóng là do sự thiếu nước, mất nước hoặc mất muối của cơ thể gây ra tình trạng rối loạn đông cầm máu, máu bị đông đặc và dẫn đến đột qụy.

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý tai biến là do biến chứng của các bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ, huyết áp cao.

Nguyên nhân chính gây đột quỵ
Nguyên nhân chính gây đột quỵ trong mùa hè

Làm gì để giảm nguy cơ tai biến đột qụy

Vậy cần làm gì để hạn chế bệnh lý xảy đến hoặc tái phát vào mùa hè. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài biện pháp giảm tình trạng tai biến đột quỵ.

Hành động

Với người có tiền sử bệnh tai biến, cần uống thuốc đúng đủ liều theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh bệnh tái phát, thường xuyên đo huyết áp mỗi sáng, kiểm tra sức khỏe định kì để nắm bắt tình trạng bệnh.

Ngoài ra, vào thời điểm hè cần lưu ý các hành động sau để phòng ngừa tai biến.

  • Hạn chế ra đường vào thời điểm nắng gắt, khung từ 10-16H.
  • Không tắm ngay sau khi vận động thể thao hoặc mới từ ở ngoài trời về.
  • Không để nhiệt độ phòng/ nhiệt độ điều hòa quá thấp, chỉ nên để chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài khoảng 3-4 độ
  • Hạn chế uống rượu bia và chất kích thích.
  • Uống nhiều nước hơn bình thường kể cả khi không thấy khát.
  • Duy trì hoạt động thể thao đều đặn, tăng sức chịu đựng cơ thể.

Thực phẩm cần bổ sung

Người có tiền sử tai biến đột qụy nên có chế độ ăn uống khoa học, ăn đồ mềm, đồ nước, giảm đồ ăn chứa muối và dầu mỡ. Khẩu phần ăn chia nhỏ ngày 3-4 bữa.

  1. Rau xanh, củ quả

Không có chế độ ăn kiêng dành cho người tai biến, cần đảm bảo ăn đủ chất, uống đủ nước, tăng cường rau xanh và củ quả. Rau xanh và hoa quả giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các acid amin bù khoáng cho cơ thể, chống mất nước và hỗ trợ điều hòa huyết áp.

Gợi ý một số loại rau xanh gồm súp lơ, bông cải, cải thìa, cải xanh, su hào, đậu đũa, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, giá đỗ, cà chua,… Và hoa quả thì nên ưu tiên các loại quả như bơ, cam, chanh, dưa hấu, chuối,…

  1. Protein

Người có tiền sử tai biến cần duy trì thu nạp lượng đạm khoảng 0,8kg cân năng/ngày. Nên ưu tiên các loại thực phẩm chứa ít cholesterol và nhiều đạm thực vật như đỗ tương, đậu phụ, đỗ, đạm động vật thì nên ăn các loại cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc.

Những thực phẩm giúp giảm nguy cơ tai biến đột qụy vào mùa hè
Những thực phẩm giúp giảm nguy cơ tai biến đột qụy vào mùa hè
  1. Chất béo

Nói không với các loại chất béo có trong đồ chiên rán, đồ dầu mỡ. Nên dùng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh có trong các loại cá béo, dầu thực vật như vừng lạc, oliu. Các loại dầu thực vật này vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể vừa giảm nguy cơ tích tụ mỡ máu thành mạch.

  1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Để phòng ngừa bệnh tai biến và đột quỵ, không nên bỏ qua các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vì chúng có tác dụng hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, gia tăng sức bền tim mạch và thành mạch máu. Một số loại thực phẩm có tác dụng hiệu quả phải kể đến như:

  • Hồng sâm đứng đầu trong Tứ đại danh dược có khả năng bồi bổ lục phủ ngũ tạng, từ lâu đã là vị thảo dược hàng đầu trong các bài thuốc dân gian. Khoa học hiện đại chứng minh hồng sâm có công dụng tuyệt vời trong việc điều tiết đưa máu lưu thông lên não, do đó sau khi uống sâm thường cơ thể sẽ trở nên tỉnh táo hơn, tăng khả năng tập trung hơn. Uống sâm lâu dài còn giúp làm bền và đàn hồi thành mạch máu, tăng sức chịu đựng của thành mạch khiến máu được tuần hoàn đều đặn, giảm nguy cơ tai biến đột qụy. Bên cạnh đó, hồng sâm còn có vai trò trong kiểm soát mỡ máu, cung cấp isullin tự nhiên hỗ trợ cho người tiểu đường, nhiều chất chống oxy hóa, ngừa lão hóa và bài trừ các tế bào lạ ra khỏi cơ thể.
  • Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc là sản phẩm mang tính biểu tượng quốc gia, sử dụng lá thông đỏ tự nhiên nghìn năm tuổi ép lấy tinh chất tạo thành. Mỗi viên thông đỏ màu trắng ngà, mùi thơm đặc trưng, chứa 18-26% hoạt chất Terpinolene có tác dụng hòa tan cholesterol xấu bám ở thành mạch máu, giải phóng các cục máu đang bị tắc nghẽn, thúc đẩy máu lưu thông tuần hoàn, giảm nguy cơ xơ vữa và xơ cứng thành mạch máu. Đồng thời terpinolene còn làm chậm quá trình lão hóa tế bào cơ thể, duy trì hoạt động các cơ quan, đẩy lùi bệnh tật. Không những thế tinh dầu thông đỏ còn có công dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát lượng đường trong máu nhờ hoạt chất glicoginin, công dụng này đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng và đưa ra kết luận.
Tìm hiểu về tác dụng phụ của tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc
Tìm hiểu về tác dụng phụ của tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc.

Một lưu ý nhỏ khi sử dụng các thực phẩm bổ trợ cho sức khỏe, cần tìm hiểu rõ nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, không nên tìm sản phẩm giá rẻ, nhà bán không uy tín, không am hiểu về sản phẩm cũng như sức khỏe người sử dụng. Người dùng có thể tham khảo một số thương hiệu Hàn Quốc uy tín như Hồng sâm Daedong Korea Ginseng, Hồng sâm Cheong Kwan Jang, Tinh dầu thông đỏ Hoàng Gia Royal Korean Red Pine,… Đặc biệt mặc dù uống thêm thực phẩm bổ sung, vẫn cần đảm bảo uống thuốc huyết áp, thuốc tiểu đường tai biến theo chỉ định bác sĩ, vì đây chỉ là thực phẩm bổ trợ không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *