Mục Lục
Bệnh tim mạch được xem như “sát thần” luôn tiềm ẩn phát triển trong cơ thể. Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Theo thống kê của Viện tim mạch năm 2015 cho thấy, bệnh lý tim mạch ngày càng trẻ hóa, đặc biệt ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Bệnh lý tim mạch thường xảy ra ở người trưởng thành, chiếm 25% tỷ lệ. Song trên thực tế, tỉ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi cao hơn chúng ta nghĩ. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài chia sẻ này để có những kiến thức đầy đủ nhất về bệnh.
Đại cương về bệnh tim mạch
Là một trong những bệnh lý có nguy cơ tử vong cao, các chuyên gia về sức khỏe tại Mỹ khuyến cáo người bệnh cần phải thận trọng để hạn chế tối đa những rủi do.
Khái niệm về bệnh tim mạch
Bệnh lý tim mạch là do các rối loạn về tim và mạch máu trong cơ thể. Khi cấu trúc, hoạt động của tim hoặc mạch máu bị suy giảm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thuật ngữ này bao gồm một loạt các vấn đề về tim mạch, trong đó phải kể đến là những bệnh như:
- Bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim).
- Tai biến mạch máu não (đột quỵ).
- Rối loạn nhịp tim
- Cao huyết áp.
- Suy tim,…
Người mắc bệnh lý về tim mạch sẽ xuất hiện những cơn đau thắt ngực, khó thở, hoặc hoa mắt, chóng mặt,… Để phòng ngừa, hạn chế bệnh tim mạch, mọi người nên sống lành mạnh để có một trái tim khỏe mạnh.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Có nhiều nguyên nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Một số yếu tố có thể chủ động phòng ngừa, một số yếu tố thì không. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh (CDC) cho biết, có đến 50% người mắc bệnh có ít nhất một yếu tố nguy cơ sau:
- Tăng huyết áp.
- Chỉ số cholesterol xấu trong máu tăng, cholesterol HDL thấp.
- Hút thuốc lá.
- Béo phì.
- Lười vận động.
Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chúng ta có thể ngăn ngừa được. Thống kê của các viện nghiên cứu sức khỏe cho biết, người hút thuốc lá có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người không hút thuốc.
Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn người bình thường. Bởi vì chỉ số đường huyết cao làm tăng nguy cơ:
- Nhồi máu cơ tim.
- Bệnh về động mạch vành.
- Đột quỵ,…
Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, cần phải kiểm soát được lượng đường huyết ở mức an toàn (mức cho phép) để nhằm hạn chế nguy cơ các biến chứng nguy hiểm về bệnh lý tim mạch. Thống kê của Hoa kỳ chỉ ra rằng, bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tàn phế ở người đái tháo đường type 2.
Ngoài ra, các yếu tố về giới tính, tuổi tác, tiền sử bệnh lý gia đình là những yếu tố không thể ngăn ngừa và thay đổi được. Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh về tim mạch (cụ thể là bệnh tim) thì bạn có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn người bình thường.
Hiện nay, các bệnh lý về tim mạch đang ngày càng trẻ hóa ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, để có một hệ thống tim mạch mạnh khỏe, ngay từ đầu các bạn hãy có một chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên thể dục thể thao,… để phòng ngừa bệnh lý này.
Người mắc bệnh thường có biểu hiện gì?
Bệnh lý tim mạch ngày càng được nhiều người quan tâm hơn. Vì vậy, khi có một trong các dấu hiệu sau thì các bạn cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám ngay nhé. Việc khám sức khỏe sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của cơ thể, bên cạnh đó còn phát hiện sớm các bệnh lý từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
– Đau ngực
Đây là triệu chứng khá phổ biến của người mắc bệnh lý về tim mạch. Cơn đau tim được miêu tả là cơn đau tức, đè ép ở giữa nồng ngực. Triệu chứng này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, ngay cả khi nghỉ ngơi. Triệu chứng đau ngực chỉ sảy ra trong thời gian ngắn, có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc.
– Khó thở
Người mắc bệnh tim mạch thường sẽ có cảm giác khó thở khi chúng ta làm việc quá sức. Tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn khi có biểu hiện khó thở cả khi nằm, trong y khoa gọi nó là “khó thở kịch phát về đêm”.
– Tim loạn nhịp
Khác với xúc động, người mắc bệnh lý tim mạch thường bị rối loạn nhịp tim. Người bệnh sẽ có cảm giác tim đập nhanh hoặc hụt nhịp. Rối loạn nhịp tim có nguy cơ diễn biến nặng, vì thế bệnh nhân cần thăm khám đánh giá bệnh tình để điều trị hiệu quả.
– Hoa mắt, chóng mắt hoặc ngất
Khi tim hoạt động kém, mạch máu bị thu hẹp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu và oxy đến các tế bào. Vì vậy người mắc bệnh lý tim mạch thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nguy hiểm hơn sẽ bị ngất đột ngột.
Một số cách phòng ngừa – cải thiện bệnh lý tim mạch
Mặc dù khoa học ngày càng phát triển, nhưng cho đến nay thì chưa có một phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị khỏi được bệnh tim mạch. Chúng ta chỉ có thể phòng ngừa, cải thiện tình trạng bệnh bằng một số giải pháp sau:
Ổn định huyết áp – glucose – cholesterol
Kiểm soát được huyết áp, glucose trong máu và cholesterol ở mức bình thường là một trong những bước đầu tiên bạn nên làm để có một trái tim khỏe mạnh. Khi huyết áp tăng chứng tỏ một điều trái tim của bạn đang phải làm việc quá sức. Hãy luôn làm chủ huyết áp tâm thu <120 mmHg và huyết áp tâm trương <80 mmHg.
Thực đơn sạch, lành mạnh
Ăn uống lành mạnh sẽ giúp hạn chế, phòng ngừa được bệnh lý về tim mạch. Thường xuyên sử dụng đồ ăn sẵn, thức ăn chiên rán, thực phẩm chứa nhiều glucose và cholesterol là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh về tim mạch. Vì vậy, hãy thay đổi thực đơn của bạn bằng những thực phẩm sạch. Tốt nhất, bạn nên tự xây dựng cho mình một thực đơn riêng theo tháp dinh dưỡng.
Loại bỏ thói quen xấu
Nếu bạn đang sử dụng thuốc lá, rượu bia thì hãy dừng lại ngay. Đây là những thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch. Trong thuốc lá có chứa chất nicotine, chất này làm cho mạch máu bị co thắt, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến xơ vữa động mạch.
Tích cực vận động
Vận động thường xuyên và đều đặn sẽ giúp hệ thống tim mạch khỏe mạnh hơn. Thể dục thể thao sẽ góp phần hạ đường huyết, giảm cholesterol trong máu,… từ đó làm sạch thành mạch, hạn chế được các bệnh về tim mạch.
Các chuyên gia sức khỏe trên thế giới khuyên người mắc bệnh lý tim mạch mỗi ngày vận động từ 45-60 phút, mỗi tuần ít nhất 5 ngày. Hãy chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng như: đạp xe, chạy bộ, cầu lông, đi bộ,…
Thuốc điều trị – giải pháp tối ưu
Để phòng ngừa các biến chứng nặng của bệnh lý tim mạch, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các dược liệu tự nhiên, thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị bệnh lý tim mạch.
Một số loại thực phẩm bổ sung sức khỏe tốt cho hệ tim mạch phải kể đến đó chính là: tinh dầu thông đỏ chính phủ Royal Korean Red Pine, Hồng sâm, Hắc sâm Hàn Quốc, đông trùng hạ thảo,…
Các phương pháp chuẩn đoán bệnh tim mạch
Hiện nay để chuẩn đoán bệnh tim mạch các bác sĩ dựa vào rất nhiều phương pháp chuẩn đoán khác nhau để từ đó chuẩn đoán và đánh giá bệnh.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi để người bệnh trả lời. Ví dụ như: thăm hỏi tiền sử bệnh lý của bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân xem có ai mắc bệnh tim mạch không, từ đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Khai thác triệu chứng bệnh lý, thăm khám kiểm tra huyết áp, nghe tim,…
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp chuẩn đoán được chỉ số glucose, cholesterol trong máu, các bệnh liên quan đến tim mạch,…
- Điện tâm đồ: Đây là công nghệ mới giúp chúng ta phát hiện ra những bất thường trong cơ thể và nguyên nhân gây ra các bất thường đó.
- Ngoài ra có thể sử dụng các xét nghiệm đánh giá chuyên sâu nếu cần,…
Với những chia sẻ này, các bạn đã hiểu hơn về bệnh tim mạch rồi phải không nào? Là một bệnh lý nguy hiểm, gây tử vong cao, người bệnh cần hết sức lưu ý. Hãy thăm khám sức khỏe tổng thể định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện cách bệnh lý. Từ đó có thể điều trị bệnh từ sớm, mang khả năng khỏi bệnh cao hơn. Chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe.