Nhóm thuốc điều trị bệnh lý về tim mạch phổ biến

Bệnh lý về tim mạch - Nhóm thuốc điều trị bệnh

Bệnh lý về tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong. Theo thống kê của hội Tim mạch Thế giới cho biết, trong tổng số người tử vong thì bệnh tim mạch chiếm 30%. Hầu hết tất cả người mắc bệnh tim mạch đều phải sử dụng thuốc để phòng ngừa, hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này, chúng tôi sẽ kể tên những nhóm thuốc cần thiết và tốt nhất cho người mắc bệnh tim mạch. Quý bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!

Mức độ của bệnh lý về tim mạch

Không phải đối tượng nào mắc bệnh tim mạch cũng giống nhau, mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện, độ nặng khác nhau. Vì vậy, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng đơn thuốc của người khác để sử dụng cho bản thân. Điều này vô hình dung sẽ làm tình trạng bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.

Các cấp độ suy tim tăng dần theo cấp độ
Các cấp độ suy tim tăng dần theo cấp độ

Y học hiện đại đã chia ra 4 mức độ của bệnh suy tim theo chiều hướng tăng dần như sau:

– Cấp độ 1: Suy tim cấp độ 1 sẽ làm giảm khả năng hoạt động của tim, mức độ này người bệnh chưa có dấu hiệu, triệu chứng gì bất thường, vẫn sinh hoạt bình thường. Suy tim cấp 1 nếu phát hiện kịp thời có thể điều trị được bằng cách sử dụng thuốc, thảo mộc, hoặc thay đổi cách sinh hoạt,…

– Cấp độ 2: Cấp độ này bắt đầu có những triệu chứng dễ nhận thấy hơn. Thông thường người bị suy tim cấp độ 2 sẽ có biểu hiện tức ngực, khó thở khi phải gắng sức. Khi phát hiện biểu hiện này nên khám bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe mỗi người (có thể phải dùng thuốc Tây).

– Cấp độ 3: Suy tim cấp độ 3 sẽ có biểu hiện khó thở, tức ngực ngay khi gắng sức, tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn. Mức độ này sẽ làm hạn chế khả năng hoạt động của người bệnh. Khi bệnh tiến triển đến cấp độ 3 thì việc sử dụng thuốc điều trị bệnh lý về tim mạch là điều hiển nhiên.

– Cấp độ 4: Cấp độ nguy hiểm nhất, có nguy cơ gây tử vong cao do biến chứng như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Suy tim cấp độ 4 có biểu hiện đau ngực, khó thở ngay cả khi người bệnh nằm nghỉ ngơi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng hoạt động của bản thân.

Những người bị cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… thường có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn người bình thường. Người mắc bệnh suy tim mạn tính thường không thể thiếu thuốc điều trị suy tim trong người để đề phòng các trường hợp lên cơn đau tim cấp tính.

Các nhóm thuốc điều trị bệnh lý về tim mạch

Trừ những trường hợp phải phẫu thuật thì 99% người mắc bệnh suy tim cấp độ 2 trở lên đều phải dùng thuốc. Hiện nay có một số nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch phổ biến và hiệu quả như:

Nhóm thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE)
Nhóm thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE)

Nhóm thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE)

Ngay từ cái tên gọi của nó chúng ta đã biết công dụng chính của nhóm thuốc này là ức chế men chuyển Angiotensin (ACE). Loại thuốc này đồng thời còn ngăn chặn quá trình chuyển đổi Angiotensin I thành Angiotensin II.

Một số loại thuốc ức chế men chuyển có đuôi “pril” như: Benazepril (Lotensin), Captopril (Capoten), Enalapril (Vasotec), Fosinopril (Monopril), Lisinopril (Prinivil, Zestril), Moexipril (Univasc), Perindopril (Aceon), Quinapril (Accupril),…

Tác dụng chính phủ nhóm thuốc ức chế men chuyển là mở rộng mạch máu, giảm Angiotensin II. Khi đó máu sẽ được lưu thông tốt hơn, đồng thời tăng cường hoạt động của tim.

Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARB)

Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II điều trị bệnh suy tim chỉ định dành cho đối tượng bị suy tim từ cấp độ 1, cấp độ 2. Người bị rối loạn chức năng tâm thất trái rất sử dụng nhóm thuốc này mang lại hiệu quả cao. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm gánh nặng cho tim, tăng cường khả năng hoạt động cũng như bảo vệ tâm thất trái.

Một số loại thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II có đuôi “sartan” như: Candesartan, Losartan, Valsartan,…

Thuốc ức chế Angiotensin Receptor-Neprilysin (ARNI)

Loại thuốc này có khả năng giảm tối đa tử vong do suy tim cấp và mãn tính. Nhóm thuốc này có vai trò giúp làm giảm nhịp tim để bảo vệ khả năng hoạt động của cơ tim.

Nhóm thuốc này hiện nay có 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến: Sacubitril / valsartan (Entresto)

Neprilysin là một loại enzym có tác dụng phá vỡ các chất tự nhiên trong cơ thể, làm giãn động mạch. Sử dụng nhóm thuốc ARNI làm hạn chế tác dụng của neprilysin, mở động mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm giữ natri và giảm căng thẳng cho tim. Nhóm thuốc này sử dụng cho việc điều trị suy tim cấp tính.

Beta blocker – Thuốc chẹn Beta

Thuốc chẹn Beta có chức năng cải thiện hoạt động và bảo vệ tâm thất trái. Đây là nhóm thuốc được sử dụng rất phổ biến cho những người suy tim. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có các công dụng kép khác như:

Thuốc chẹn Beta trong điều trị suy tim
Thuốc chẹn Beta trong điều trị suy tim

– Giảm nhịp tim, lực co bóp, giảm huyết áp và làm cho tim đập chậm hơn, ít lực hơn hạn chế tình trạng tim bị mệt.

– Hạ huyết áp cho người huyết áp cao.

– Sử dụng được cho trường hợp rối loạn nhịp tim, đau tức ngực, khó thở.

Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm thuốc chẹn Beta bao gồm: Acebutolol (Sectral), Atenolol (Tenormin), Betaxolol (Kerlone), Bisoprolol / hydrochlorothiazide (Ziac), Bisoprolol (Zebeta),…

Nhóm thuốc lợi tiểu

Được đánh giá là một trong những thuốc điều trị suy tim khá hiệu quả, nhóm thuốc lợi tiểu được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh lý về tim mạch. Nhóm thuốc này tác dụng lên toàn bộ cơ thể giúp đào thải natri dư thừa trong cơ thể thông qua đường tiểu. Chính loại thuốc lợi tiểu này giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm sự tích tụ dịch trong phổi và bộ phận khác.

Khi khám chữa bệnh, các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc chống đông máu, giảm cholesterol,… cho người mắc bệnh lý về tim mạch. Tùy vào sức khỏe và bệnh nền của mỗi người mà đơn thuốc sẽ khác nhau. Vì vậy, tuyệt đối không nên sử dụng đơn thuốc của người khác áp dụng cho bản than.

Bệnh lý về tim mạch – Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Thuốc điều trị bệnh lý về tim mạch thường sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, khi người mắc bệnh tim mạch, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

– Người mắc bệnh tim mạch cần phải đi khám tại những bệnh viện có bác sĩ chuyên môn, máy móc hiện đại để có những kết quả chính xác nhất.

– Sử dụng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc của người khác áp dụng vào bản thân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đên sức khỏe mà nó làm bệnh diễn biến xấu hơn.

– Không tự ý đổi thuốc, thay đổi liều lượng. Nên uống thuốc đúng giờ để tăng hiệu quả của thuốc.

– Hãy chú ý cơ thể nếu như phát hiện phản ứng phụ cần đến ngay bệnh viện để hỏi ý kiến của bác sĩ.

– Trong quá trình điều trị, nên sử dụng một loại thuốc, không nên đổi loại thuốc khác khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ,…

Những lưu ý khi sử dụng thuốc suy tim
Những lưu ý khi sử dụng thuốc suy tim

Hiện nay, bệnh lý về tim mạch đã có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh này. Tuy nhiên lại chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh. Một khi người bệnh chuyển biến phải sử dụng thuốc điều trị suy tim thì có nghĩa người bệnh xác định sống chung với thuốc cả đời. Việc sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều sẽ giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và cải thiện được chất lượng cuốc sống. Hi vọng bài chia sẻ này sẽ hữu ích cho người mắc bệnh tim mạch.

Tham khảo thêm các liên kết hữu ích liên quan đến bệnh lý tim mạch:

>>> Tỏng quan về bệnh tim mạch.

>>> Người mắc bệnh tim mạch nên ăn gì, kiêng gì.

>>> Cách phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *