Những câu hỏi thường gặp về bệnh cao huyết áp

Những câu hỏi về bệnh cao huyết áp

Huyết áp thấp, huyết áp cao hay huyết áp không ổn định đều là bệnh lý về huyết áp. Trong đó, bệnh cao huyết áp là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Huyết áp cao diễn biến âm thầm nhưng để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Nếu chúng ta không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như nhồi máu não, đột quỵ, tai biến mạch máu não,… Bệnh huyết áp hiện nay đang được cả thế giới quan tâm, bệnh này thường xuất hiện ở người già và hiện nay ngày càng trẻ hóa.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh huyết áp trung bình khoảng 25%. Ở những quốc gia đang phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn. Việt Nam là đất nước đang phát triển có tỷ lệ 30%, như vậy cứ 10 người thì có 3 người mắc bệnh huyết áp.

Giải đáp những nghi vấn về bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp diễn biến thầm nặng vì thế rất nhiều người có nguy cơ mắc bệnh nhưng chưa phát hiện bệnh. Trong bài này, chúng tôi sẽ tổng hợp và giải đáp những thắc mắc của độc giả về bệnh lý. Mọi người hãy dành chút thời gian để tìm hiểu, từ đó có thêm những kiến thức về bệnh một cách chính xác nhất nhé.

Những câu hỏi về bệnh cao huyết áp
Những câu hỏi về bệnh cao huyết áp

Đo huyết áp người ta dựa trên thông số nào?

Đơn vị đo huyết áp trên thế giới tính theo đơn vị mmHg. Để chuẩn đoán được người khám có bị huyết áp cao, huyết áp thấp hay không thì các bác sĩ cần dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Thông thường, mọi người hay nhìn thấy chỉ số 140/90 mmHg hoặc 120/80mmHg,… thì hai thông số này biểu thị huyết áp của người bệnh.

– Chỉ số trên (huyết áp tâm thu): Đây là chỉ số huyết áp cao nhất, được đo khi tim đang co bóp.

– Chỉ số bên dưới (huyết áp tâm trương): Chỉ số này trái ngược với chỉ số trên, nó thể hiện chỉ số huyết áp thấp nhất, được đo khi tim nghỉ ngơi.

Để xác định được chỉ số huyết áp, cần phải có máy móc và dụng cụ chuyên ngành. Hiện nay, y học phát triển các máy đo huyết áp bằng điện tử ra đời mang đến kết quả chuẩn xác.

Một người được xem có bị bệnh huyết áp hay không phải đo ít nhất 3 lần trong khoảng thời gian khác nhau trong ngày: Buổi sáng sau khi thức dậy khoảng 1 tiếng, buổi trưa và gần tối.

Huyết áp như thế nào được coi là bình thường?

Khi nào thì được coi là người mắc bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp hoặc người khỏe mạnh bình thường. Những chỉ số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương sẽ phản ánh cụ thể.

– Đối với người bình thường dưới 120/80 mmHg.

– Người huyết áp thấp chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg.

– Người mắc bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu (tiền huyết áp) thường chỉ số giao động trong khoảng 120-139/80-89 mmHg.

– Người có chỉ số cao hơn 140/90 mmHg thì được gọi là người huyết áp cao.

Bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm, vì thế mọi người cần thường xuyên theo dõi huyết áp của mình. Đặc biệt đối với những người cao tuổi, nên đo huyết áp 1 tuần/ lần.

Bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi khác nhau
Bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi khác nhau

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cao huyết áp?

Huyết áp cao ở người trường thành hiện nay không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát). Mặc dù khoa học đã hiện đại nhưng các nghiên cứu về bệnh chưa phát hiện ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh cao huyết áp. Trường hợp này chỉ làm tăng yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.

Theo thống kê và nghiên cứu, chỉ có khoảng từ 5-10% các trường hợp mắc bệnh huyết áp là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát). Sau đây là một số nguyên nhân của trường hợp này.

– Người mắc bệnh thận cấp tính hoặc mạn tính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp.

– Hẹp động mạch thận.

– U tủy thượng thận.

– Bệnh lý về tuyến giáp, tuyến yên.

– Sử dụng một số loại thuốc Tây có tác dụng phụ gây ra bệnh tăng huyết áp.

– Hẹp eo động mạch chủ.

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiết lành mạnh.

– Lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch – Yếu tố giãn tiếp gây ra tình trạng tăng huyết áp.

– Tuổi tác cao, tiền sử gia đình.

Dấu hiệu đầu để nhận biết bệnh từ sớm là gì?

Người huyết áp thường khó phát hiện bệnh bởi huyết áp cao hầu như không có biểu hiện, triệu chứng. Một số trường lại lại xuất hiện những dấu hiệu nhưng lại không rõ ràng, mơ hồ. Khi bệnh trở nặng, người bệnh mới thật sự cảm nhận rõ những triệu chứng của bệnh tăng huyết áp như:

– Người mất thăng bằng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

– Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.

– Tình trạng đánh trống ngực, thở nông.

– Mắt nhìn mờ, buồn nôn, ói mửa.

– Mất ngủ.

– Có cảm giác hồi hộp, nôn nóng ngay cả khi không có bất kỳ một sự việc gì xảy ra xung quanh.

Những dấu hiệu này chỉ nghi ngờ về bệnh huyết áp. Rất nhiều những bệnh lý khác cũng có dấu hiệu tương tự trên. Vì vậy, khi thấy một trong các dấu hiệu này, mọi người cần đi khám sức khỏe ngay để tìm ra bệnh để kịp thời điều trị.

Dấu hiệu của bệnh huyết áp cao
Dấu hiệu của bệnh huyết áp cao

Người huyết áp nên kiêng những gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến người mắc bệnh cao huyết áp và người mắc bệnh tim mạch. Người huyết áp nên kiêng những loại thực phẩm sau:

– Tránh nạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá. Bởi các chất này gây co mạch, xơ vữa động mạch làm tăng huyết áp.

– Tránh căng thẳng kéo dài: Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm tìm hoạt động nhanh hơn khiến huyết áp tăng. Nguy hiểm hơn còn có thể dẫn đến tình trạng suy tim do tim bị mệt mỏi.

– Giữ vững cân nặng theo tỷ lệ khối cơ thể, tránh béo phì. Khi cholesterol trong máu tăng sẽ nắng đọng ở thành mạch gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch, lâu ngày sẽ làm huyết áp tăng.

– Tránh sử dụng muối và natri: Natri trong muối ăn làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh cao huyết áp. Vì vậy hãy hạn chế dung nạp natri trong muối hoặc các thực phẩm như đồ đóng hộp, đông lạnh, đồ muối,…

– Hạn chế hấp thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ khiến làm tăng cholesterol máu, hẹp và xơ vữa thành mạch,…

Mắc bệnh huyết áp có điều trị khỏi được không?

Mặc dù y học đang rất phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công nhiều loại thuốc điều trị huyết áp cao. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị bệnh triệt để. Chính vì thế người mắc bệnh huyết áp không thể điều trị dứt điểm được bệnh.

Khi bị huyết áp, người bệnh phải sống chung với thuốc cả đời. Hãy uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra. Trong trường hợp sử dụng thuốc đều đặn, người bệnh vẫn sinh hoạt chẳng khác gì người bình thường. Vì vậy, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm hơn nhé!

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Nhiều người hỏi làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy đây sẽ chính là câu trả lời dành cho mọi người.

Có rất nhiều các để phòng ngừa bệnh cao huyết áp hiệu quả. Trong số đó phải kể đến đó chính là:

Một số biện pháp phòng ngừa huyết áp cao
Một số biện pháp phòng ngừa huyết áp cao

– Thay đổi chế độ ăn uống: Tích cực ăn rau xanh, hoa quả, thực phẩm tươi sẽ giúp cải thiện được tình trành bệnh và phòng ngừa bệnh huyết áp. Chế độ ăn uống rất quan trọng, mọi người nên có cho mình tháp dinh dưỡng riêng. Hãy hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp,…

– Có lối sống lành mạnh: Cần phải có thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên thức quá khuya, ăn đồ ăn vặt vào ban đêm,…

– Tích cực vận động cơ thể, tập luyện thể thao: Vận động thể thao giúp tăng cường sức khỏe, dáng đẹp, các cơ săn chắc, hạn chế được lượng mỡ dư thừa. Thể thao mỗi ngày 30-45 phút sẽ giúp phòng ngừa được bệnh về tim mạch, huyết áp.

– Sử dụng thêm các thực phẩm chiết xuất từ thiên nhiên để phòng ngừa bệnh cao huyết áp như: tinh dầu thông đỏ chính phủ Royal Korean Red Pine, cao hồng sâm lên men, nhân sâm Hàn Quốc, hắc sâm,…. Một số loại thảo dược giúp phòng ngừa bệnh như: gừng, tỏi, nụ hoa tam thất, trà xanh,…

Bị huyết áp cao nên uống thuốc gì?

Một số nhóm thuốc điều trị huyết áp phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

– Nhóm thuốc lợi tiểu điều trị bệnh tăng huyết áp bao gồm một số loại thuốc: Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid, Sprironolacton, Amilorid, Triamteren,…

– Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương bao gồm một số loại thuốc phổ biến hiện nay:  Reserpin, Methyldopa, Clonidin,…

– Nhóm thuốc chẹn beta bao gồm: Propanolol, Nadolol, Pindolol, Timolol, Atenolol, Metoprolol, Bisoprolol,…

– Nhóm chẹn kênh canxi bao gồm: Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin, Isradipin, Felidipin, Diltiazem, Verapamil,…

– Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Captopril, Benazepril, Enalapril, Lisinopril, Perindopril,…

– Nhóm thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II bao gồm: Losatan, Irbesartan, Telmisartan, Candesartan và Valsartan,…

Người bệnh cao huyết áp cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Một số nguyên tắc cần tuân thủ cho người mắc bệnh cao huyết áp đó chính là:

– Khi thấy dấu hiệu của bệnh hoặc cơ thể khác lại, hãy đến trung tâm y tế để thăm khám tổng quát sức khỏe.

– Người mắc bệnh cao huyết áp phải sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Uống đúng liều lượng theo chỉ định và nên uống vào thời gian cố định để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nguyên tắc khi sử dụng thuốc Tây
Nguyên tắc khi sử dụng thuốc Tây

– Không tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng thuốc nếu như chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Không lấy đơn thuốc của người khác áp dụng cho bản thân.

– Cần sử dụng thuốc lâu dài, nếu có phản ứng phụ cần gặp trực tiếp bác sĩ để tư vấn hoặc đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

– Khi thấy huyết áp ổn định, người bệnh không nên ngừng sử dụng thuốc đột ngột. Việc ngừng sử dụng thuốc sẽ làm bệnh tăng huyết áp xuất hiện trở lại. Hãy sử dụng liều lượng thấp dần theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.

– Có thể kết hợp sử dụng Đông y để phòng ngừa, giảm huyết áp cao cho người bệnh. Những dược liệu tự nhiên an toàn hơn cho cơ thể, sử dụng thường ít gây ra những phản ứng phụ,…

Trên đây là nhưng lời giải đáp mà chúng tôi muốn gửi đến quý độc giả. Đây là những câu hỏi mà chúng tôi đã tổng kết được từ phía độc giả và người bệnh. Mọi người hãy bỏ chút thời gian của bản thân để hiểu chi tiết hơn về bệnh này nhé. Những chia sẻ này sẽ mang đến những kiến thức cơ bản, tổng quát nhất cho mọi người về bệnh cao huyết áp. Hãy phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ để luôn có một cơ thể khỏe mạnh. Đừng để cơ thể có bệnh mới đi tìm cách phòng ngừa, điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *