Phòng ngừa bệnh cao huyết áp bằng thảo mộc

Phòng ngừa bệnh cao huyết áp bằng thảo mộc

Ở những bài trước, chúng ta đã tìm hiểu đầy đủ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Vậy bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về những loại thảo mộc tự nhiên giúp phòng ngừa bệnh. Theo y học cổ truyền, có rất nhiều thảo dược tự nhiên được trở thành những dược liệu quý mà ít người biết đến.

Những loại dược liệu giúp phòng ngừa cao huyết áp, bệnh máu đông hiệu quả phải kể đến ví dụ như gừng – tỏi, hòe hoa, bạch quả, việt quất,… Sử dụng thảo mộc có nhiều lợi ích và tiết kiệm chi phí nên hiện nay được rất nhiều người áp dụng. Dưới đây là top những loại thảo dược phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp hiệu quả mọi người cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh cao huyết áp – Top những loại thảo dược giúp hạ huyết áp

Sử dụng thảo dược để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh cao huyết áp đối với những trường hợp phát hiện bệnh sớm là điều cần thiết. Người bệnh chỉ nên sử dụng Tây y khi không kiểm soát được tình trạng bệnh hoặc bệnh đã diễn biến nặng. Việc sử dụng thuốc Tây vô hình dung tạo gánh nặng cho gan, thận và các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, chúng ta không nên quá lạm dụng thuốc Tây khi chưa cần thiết. Sau đây là những dược liệu giúp ổn định, hạ huyết áp rất hiệu quả.

Phòng ngừa, điều trị bệnh cao huyết áp bằng Đông y
Phòng ngừa, điều trị bệnh cao huyết áp bằng Đông y

Nụ hoa tam thất

Nụ hoa tam thất có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể nó có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, bổ huyết, ổn định huyết áp, tăng cường sức đề kháng,…

Những người huyết áp cao sử dụng nụ hoa tam thất để hạ huyết áp và tránh một số những tai biến mà bệnh gây ra.

Ngoài ra, hoa tam thất còn có những công dụng phòng chống ung thư, điều trị bệnh về gan, chữa mất ngủ,… Loại dược liệu này mọi người có thể tìm mua ở những quầy thuốc Đông Y.

Theo nghiên cứu khoa học, trong nụ hoa tam thất có chứa nhiều Saponin. Đây là một trong những hợp chất có tác dụng chống viêm nhiễm, làm chậm lão hóa tế bào hiệu quả.

Để phòng ngừa hoặc muốn hạ huyết áp bằng nụ hoa tam thất, mọi người chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ và không nên sử dụng thường xuyên. Theo chỉ dẫn mỗi người không nên sử dụng quá 9g nụ hoa tam thất mỗi ngày.

Cách sử dụng đơn giản nhất là dùng khoảng 4-5 nụ hoa tam thất, cho vào ấm hãm như trà bình thường. Hãy uống vào buổi sáng sau khi ăn là tốt nhất.

Trà xanh có tác dụng điều trị, phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Trà xanh là một trong những loại cây rất phổ biến tại Việt Nam. Loại cây này thường được trồng ở vùng đồi núi trung du Bắc Bộ, cụ thể là Thái Nguyên – Đất trồng trà lớn nhất cả nước.

Trà xanh có nhiều tác dụng vượt trội như giúp xương chắc khỏe, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ đường ruột,…

Trong trà có thành phần giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. Chính vì vậy, uống trà xanh hàng ngày còn có thể giảm huyết áp, tốt cho người mắc bệnh cap huyết áp.

Người mỡ máu, béo phì, mất ngủ,… nên uống nước trà xanh mỗi ngày để hạn chế cholesterol xấu, giảm cân và cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Hạ huyết áp bằng trà xanh
Hạ huyết áp bằng trà xanh

Cách dùng: Sử dụng trà xanh đun với nước hoặc cho vào ấm hãm như chè sử dụng mỗi ngày. Mọi người có thể uống thay nước lọc nhé.

Gừng – tỏi

Gừng – tỏi là một thảo dược cũng như một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Đây là loại thảo dược có nhiều công dụng vượt trội như:

– Hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, giúp chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.

– Giảm cân, giảm mỡ máu hiệu quả. Người béo phì, máu nhiễm mỡ nên tham khảo chi tiết hơn về công dụng của hai loại thảo dược này để cải thiện bệnh. Máu nhiễm mỡ cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và bệnh huyết áp.

– Hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp, giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là đối với bệnh thoái hóa khớp gối.

– Thành phần gingerol có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư đường tiêu hóa, ung thư tuyến tụy, ung thư gan,…

– Gừng, tỏi có thể cải thiện chức năng não và bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer,…

– Gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm, nhiễm trùng hiệu quả nhờ vào việc ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

Sử dụng gừng, tỏi bằng nhiều cách khác nhau. Mọi người có thể cho vào làm gia vị của các món ăn hàng ngày. Ngoài việc làm tăng thêm hương vị của món ăn mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Húng quế có tác dụng giảm huyết áp vượt trội

Trong y học cổ truyền, húng quế là một trong những thảo dược có nhiều hợp chất thực vật mạnh mẽ. Thành phần chính trong loại cây này là eugenol, methy eugenol và caryphyllene, chất chống oxy hóa hiệu quả. Nó đóng vai trò như một chất chẹn kênh canxi tự nhiên. Chính vì vậy húng quế mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người bao gồm giảm huyết áp, hỗ trợ giãn mạch máu.

Ngoài ra, lá húng quế còn có nhiều công dụng khác phải kể đến đó chính là: bảo vệ tim mạch, phòng ngừa ung thư, chữa sốt, giảm stress, phân hủy sỏi trong thận, cai thuốc lá,…

Loại dược liệu này có rất nhiều tại Việt Nam, nhiều gia đình còn trồng để chế biến các món ăn hàng ngày để thêm hương vị. 

Điều trị, phòng ngừa bệnh cao huyết áp bằng quế chi

Quế cũng là một trong những loại gia vị được lấy từ vỏ cây quế chi. Trong Đông y, quế được sử dụng để điều trị bệnh về tim mạch, tăng huyết áp.

Quế chi giúp giảm huyết áp, đường huyết
Quế chi giúp giảm huyết áp, đường huyết

Sử dụng quế được xem là sự lựa chọn thông minh để phòng ngừa và giảm huyết áp. Công dụng này sẽ hiệu quả hơn khi bạn sử dụng quế liên tục trong 12 tuần.

Khoa học hiện đại đã phân tích được trong quế chi có những thành phần như: flavonoid, tannin, phenylglycosid, coumarin, aldehyd cinnamic, cinnamylacetat, aldehyd cinnamic,… mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Một số công dụng khác mà thảo dược này mang lại đó chính là: Điều trị cảm lạnh, đau bụng, đánh trống ngực, tiêu đờm ở họng, tăng cường tuần hoàn máu, chống viêm, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hô hấp,…

Quế chi có rất nhiều cách dùng khác nhau. Mọi người có thể hãm với nước uống thay trà hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ nên dùng từ 5-10g mỗi ngày. Quế chi có thể nghiền nhỏ rồi pha trực tiếp với nước ấm, mỗi ngày sử dụng 2 muỗm nhỏ cafe, sử dụng sáng và tối là tốt nhất. Ngoài ra có thể sử dụng thảo dược này vào những món ăn hàng ngày.

Bạch đậu khấu

Bạch đấu khấu cũng là một gia vị, một vị thuốc trong Đông y có nhiều thành phần chống oxy hóa. Các thành phần trong thảo dược này tương tự như một loại thuốc lợi tiểu và nhóm thuốc chẹn kênh canxi tự nhiên. Vì vậy, bạch đậu khấu được xem là một loại dược liệu hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng cao huyết áp.

Ngoài tác dụng giảm huyết áp, loại thảo dược này còn có tác dụng làm ấm dạ dày, cải thiện tình trạng chán ăn, cảm lạnh, đau họng, co thắt bụng,…

Sử dụng bạch đậu khấu dưới dạng sắc hoặc bột. Quả và hoa của bạch đậu khấu có tác dụng tốt nhất. Nên dùng từ 3-6g mỗi ngày, không nên dùng quá liều lượng vì có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược để phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Sử dụng Tây y hay Đông y cũng cần phải có những lưu ý nhất định để hạn chế tối đa những tác dụng phụ. Thuốc Tây có nhiều tác dụng phụ và tạo gánh nặng cho gan và thận khi sử dụng trong thời gian dài và sai liều lượng. Trong Đông y cũng vậy, việc sử dụng quá liều lượng hoặc lạm dụng những thảo dược cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ.

Những người nghĩ rằng sử dụng những thảo dược không gây tác dụng phụ. Suy nghĩ này hoàn toàn trái với khoa học. Vì vậy sử dụng thảo dược để phòng ngừa bệnh cao huyết áp cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Lưu ý khi sử dụng thảo mộc tự nhiên
Lưu ý khi sử dụng thảo mộc tự nhiên

– Sử dụng đúng liều lượng, theo chỉ dẫn của lương y.

– Không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều loại thảo dược cùng một lúc.

– Không tự ý thay đổi liều lượng hay thảo dược nếu như chưa được sự đồng ý của những thầy thuốc Đông y.

– Việc sử dụng thảo dược để phòng ngừa, điều trị huyết áp cao đòi hỏi cần có thời gian, kiên trì thì mới đạt được hiệu quả mong muốn.

– Khi thấy tình trạng huyết áp ổn định, không nên dừng đột ngột mà phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

– Thường xuyên kiểm tra huyết áp và sức khỏe cơ thể tại trung tâm y tế có đầy đủ trang thiết bị để biết rõ tình trạng sức khỏe bản thân.

– Có những phương hướng tiếp theo nếu như bệnh trở nặng hoặc thuyên giảm,….

Bất kỳ phòng ngừa, điều trị bệnh cao huyết áp bằng phương pháp Đông y hay Tây y thì mọi người cũng cần phải hiểu rõ tình trạng bản thân. Hãy nghe lời khuyên từ bác sĩ có chuyên môn, không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo thêm cách phòng ngừa, điều trị bệnh bằng việc thay đổi lối sống, có chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể hãy tìm hiểu tại bài viết “Bí quyết phòng ngừa bệnh huyết áp cao“.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *